91 lượt xem
Nhân sâm tùy vào cách chế biến sẽ phân ra thành Sâm củ khô, Hồng sâm, Hắc sâm, Thái cực sâm. Các dòng sâm khô đều được bảo quản trong hộp thiếc với hàm lượng nước chỉ dưới 15%, hạn dùng 10 năm. Là vật phẩm quý giá nhưng không phải ai cũng biết cách dùng sâm khô phát huy tác dụng nhất.
Với công nghệ tiên tiến cho phép sâm khô bảo quản được trên 10 năm với hàm lượng nước dưới 15%. Do đó, khi mở hộp sâm rất khô và cứng, không thể chặt hay thái bằng tay.
Để thái lát sâm khô trực tiếp sau khi mở hộp, duy nhất chỉ dùng “dao cầu” mới làm được.
Tại các nhà thuốc đông y trên phố Hải Thượng Lãn Ông, dịch vụ thuê xay, thái sâm khô hay linh chi khá phổ biến hiện nay.
Mỗi lượt thái có giá từ 30.000 – 50.000VNĐ tùy theo số lượng.
Người dùng hoàn toàn có thể tự thái sâm khô ở nhà, vừa đẹp mắt vừa dễ dàng, chỉ cần vài bước đơn giản sau:
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng dao để chặt sâm tại nhà vì rất nguy hiểm.
Đây là cách dùng sâm khô đơn giản và phổ biến nhất, ngậm sâm khô cho đến khi tan dần và nhai trực tiếp. Với những ai ưa thích hương vị nguyên bản ngai ngái của sâm khô, thì dùng sâm khô theo cách này rất hợp lý.
Các cụ già còn đặc biệt hay bỏ túi sâm khô khi đi đường dài, vừa là để ngậm cho đỡ mệt mỏi vừa là để dùng cho tỉnh táo.
Lưu ý khi sử dụng: Phần lớn người già đều đang sử dụng kèm thuốc huyết áp hoặc tiểu đường, khi sử dụng sâm khô trực tiếp nên dùng cách xa thời gian uống thuốc. Ví dụ buổi sáng uống thuốc, buổi trưa sau khi ăn 15 – 20 phút mới dùng sâm.
Người Việt có thói quen thưởng trà vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Vì vậy chẳng còn gì tuyệt vời hơn bằng 1 tách trà hồng sâm pha kèm cam thảo, hoa khô theo mùa.
Trà sâm có vị thơm nồng đặc trưng, thanh khiết phù hợp khi tiếp khách quý đến nhà chơi. Hoặc đối với dân văn phòng làm việc căng thẳng thì dùng 1 tách trà sâm sáng mỗi ngày cũng giữ tinh thần minh mẫn và tỉnh tảo.
Nguyên liệu: Kỷ tử, Cam thảo, Hồng sâm khô, Mật ong, Đường
Lưu ý: Tốt nhất nên hãm bằng bình/ấm trà, có thể hãm đi hãm lại từ 3 – 4 lần mới thay sâm khô mới. Tận dụng bã sâm cũ để ăn trực tiếp.
Nguyên liệu: Hoa cúc, Táo đỏ, Hồng sâm khô, Mật ong, Đường
Lưu ý: Tốt nhất nên hãm bằng bình/ấm trà, có thể hãm đi hãm lại từ 3 – 4 lần mới thay sâm khô mới. Tận dụng bã sâm cũ để ăn trực tiếp.
Xu hướng đặc biệt của năm 2019 kết hợp sâm khô và mật ong. Trước đây thường ngâm mật ong với sâm tươi, nhưng do sâm tươi có hàm lượng nước cao, để lâu sẽ xảy ra hiện tượng mật ong bị lên men, sủi bọt, giảm chất lượng.
Thông thường ngâm từ hộp 150g – 300g có thể dùng từ 3 – 5 tháng.
Do tính chất hồng sâm củ khô hộp thiếc khá cứng và rắn, dùng dao cắt trực tiếp nguy hiểm và sâm khô sẽ bị vụn. Tốt nhất hấp mềm sâm khô bằng nồi cơm hoặc nồi hấp từ 20 – 30phút, rồi thái lát mỏng, mỗi lát từ 2 – 3cm.
Để có hũ sâm mật ong chất lượng nhất, nên kiểm tra mật ong đạt tiêu chuẩn nguyên chất hay chưa: Lấy 1 thìa nhỏ mật ong đun trên chảo nóng, nếu mật ong có dấu hiệu đổi màu và keo dính lại chắc chắn có pha thêm đường.
Tỉ lệ tuyệt vời nhất khi ngâm sâm khô mật ong là Bình – Mật ong – Sâm tương đương 350ml – 200ml – 150gr. Thực tế sâm khô đã qua chế biến nên không mất nhiều thời gian để ngâm. Có thể dùng ngay sau 1 – 2 tuần.
Lưu ý khi bảo quản sâm khô ngâm mật ong nên để nơi khô thoáng, thường xuyên vệ sinh miệng bình tránh gây dính và mốc do mật ong vương ra. Sau thời gian dài nếu mật ong sâm có tình trạng sủi bọt do mật ong chưa đạt chuẩn bị lên men, không nên sử dụng.
Dùng sâm khô mật ong hợp lý nhất là pha 2 thìa với nước ấm dùng sau bữa ăn. Có thể ăn trực tiếp sâm khô bên trong nhưng tối đa không quá 3g mỗi ngày. Trẻ em khuyến khích nên dùng sâm mật ong liều lượng bằng 1/2 người lớn để tăng sức đề kháng.
Do vậy ngâm sâm khô với mật ong là giải pháp hợp lý để sử dụng cho gia đình, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng: Sâm khô ngâm mật ong nên pha trà uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng, người huyết áp thấp có thể ăn nhẹ trước khi dùng.
Mặc dù là thực phẩm “đại bổ khí” trong giới y học, nhưng có những điều cấm kị khi dùng nhân sâm không phải ai cũng hay.
Sâm không phải món ăn đại bổ dành cho thai phụ, do sâm tính hàn dễ làm lạnh bụng. Ngoài ra sâm còn được hấp thụ bới thai nhi và con nhỏ làm dậy thì sớm, không cần thiết.
Do tính chất “đại bổ”, trẻ em dùng sâm sớm thúc đẩy phát triển sinh dục sớm. Trẻ em trên 1 tuổi còi yếu, chậm phát triển hay ốm vặt có thể dùng sâm baby dành riêng cho trẻ hoặc dùng sâm hàm lượng nhỏ bằng 1/3 người lớn.
Trường hợp này tuyệt đối không sử dụng tất cả các loại nhân sâm. Vì sâm làm khí vượng huyết thịnh, khiến tình trạng xuất huyết nguy hiểm thêm.
Người xưa có câu kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Thực tế “phúc thống” dùng trong câu này ám chỉ triệu chứng đau bụng thuộc thể hàn, đau bụng “tiết tả”
Thực tế, sâm có tính lưu thông mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sự xuất hiện cục máu đông. Do vậy người bị tai biến do cục máu đông nên sử dụng sâm thường xuyên. Ngược lại người tai biến do xuất huyết não, tuyệt đối không dùng sâm làm máu chảy nhanh hơn.
Tất cả các loại củ cải và hải sản đều kỵ sâm. Trong khi nhân sâm “đại bổ khí” thì củ cải và đồ biển “đại hạ khí”, dùng kết hợp sẽ gây hại người dùng.
Trong các loại chè đều có chất làm vô hiệu hóa công dụng của sâm. Do đó 2 thứ này nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
Chất kim loại trong nồi hòa tan với sâm tạo thành 1 loại độc dược. Tuyệt đối không dùng, chỉ hấp sâm bằng nồi cách thủy.
Bản chất hồng sâm có tác dụng giống y hệt thuốc chống đông máu, tránh cục máu đông và ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu.
Do đó khi dùng cùng lúc 2 thứ này làm tác dụng chống đông máu cộng dồn, gây ra tình trạng quá liều. Nên dùng cách xa nhau và dùng sâm với liều nhỏ.
Sâm có khả năng giải phóng lượng đường trong máu rất cao. Khi dùng cùng với thuốc trị tiểu đường cũng sẽ gây ra tình trạng quá liều, tụt đường huyết nhanh. Vì vậy, dùng sâm đúng cách nên dùng cách xa thời gian uống thuốc tiểu đường ít nhất 2 giờ.