391 lượt xem
Nghề nuôi yến ngày càng phát triển. Hiện nay, với nhiều kĩ thuật nuôi yến trong nhà đã giúp nhà cung cấp thu được lợi nhuận kinh tế cao…Để có một nhà Yến, các bạn phải đầu tư một khoảng tiền không nhỏ vào đó, chắc bạn cũng đã và đang đặt câu hỏi là : Cần chuẩn bị thiết bị gì để lắp đặt trong nhà yến và kẻ thù của loài chim này là gì?
Bên cạnh việc áp dụng công nghệ nuôi yến thì các thiết bị dùng để nuôi yến trong nhà là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là âm thanh để dẫn dụ chim yến kéo về làm tổ.
Từ đó mà nhà cung cấp đã thu lại được những tổ yến đảm bảo về mặt chất lượng lẫn số lượng. Thế nên những thiết bị đó đóng vai trò rất quan trọng.
Máy này được thiết kế để vận hành hoàn toàn tự động, là một bước đột phá về công nghệ điện tử và âm thanh. Âm thanh đã được mã hóa bằng kỹ thuật số và được lưu trữ trên thẻ nhớ hoặc USB Flash do đó sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các máy đọc CD trước kia (tiêu hao điện năng nhiều, hao mòn về cơ, hay trầy xước, hư đĩa, cồng kềnh, cần phải có điện lưới và ampli đi kèm…).
Máy được thiết kế bao gồm 2 kênh hệ thống tạo âm thanh, điều chỉnh âm sắc, khuyếch đại công suất âm thanh độc lập nhau và được lập trình thời gian để hoạt động hoàn toàn tự động. Giúp cho người sử dụng có thể tự chủ động thay đổi thời gian hoạt động, điều chỉnh âm sắc và âm lượng của máy tùy theo ý thích của mình
Kích thước, khối lượng và công suất của máy cực lớn (25W) được tích hợp trong một vỏ máy, giúp cho người dùng tiết kiệm được nhiều về diện tích lắp đặt, trọng lượng và điện năng tiêu hao hàng tháng.
Thêm vào đó, máy được thiết kế hệ thống hiển thị bằng số với màn hình tinh thể lỏng và các bóng đèn led giúp tiết kiệm điện năng, dễ dàng kiểm soát hoạt động và tình trạng của máy.
Ngoài ra, máy còn có thêm tính năng lưu trữ điện giúp cho hệ thống được hoạt động liên tục trong trường hợp điện lưới bị mất.
Với ăc quy lắp đặt bên ngoài giúp cho dễ dàng thay đổi tùy theo nhu cầu lưu trữ điện trong thời gian dài hay ngắn. Với hệ thống nạp ăc quy tự động đã được tích hợp bên trong máy, bảo đảm cho ăc quy luôn luôn ở trong trạng thái đầy và sẵn sàng hoạt động khi mất điện.
Thêm vào nữa là ngõ ra âm thanh stereo của cả 2 kênh, giúp cho máy được mở rộng thêm tính năng và phạm vi trong những trường hợp người dùng có nhu cầu lớn hơn.
Ngoài ra, máy còn được thiết kế để tăng thời gian sử dụng khi cúp điện lên tới 12 tiếng, và giúp cho người dùng không còn phải lo ngại về việc phải tắt mở đèn vào ban đêm nữa, giúp cho bầy chim có thể yên tâm ngủ mà không sợ những con chim lạ tấn công vào ban đêm. Ngõ ra được thiết kế với công suất của bóng đèn có thể lên tới 1000W.
Trước tiên, phải kiểm tra tất cả contact phải ở vị trí OFF.
Bật contact Power lên vị trí On, kiểm tra cả 2 đèn BAT và LINE phải sáng, báo hiệu nguồn điện đã nối đúng và sẵn sàng làm việc.
Kiểm tra từng kênh xem đã hoạt động đúng theo lập trình có sẵn hay không. Nếu kênh 1 hoạt động thì đèn báo ON của Timer 1 sẽ sáng, đèn Chanel 1 cũng sẽ sáng, đèn báo của Card Reader 1 sẽ chớp, khi đó ta có thể điều chỉnh âm sắc và âm lượng của kênh 1. Ngõ ra loa của kênh 1 sẽ có tiếng.
Kiểm tra bộ nạp ăc quy tự động:
Bật contact Charger lên vị trí ON để cho ăc quy được nạp điện
Kiểm tra 1 trong 2 đèn charger phải sáng:
Kiểm tra hệ thống bằng cách:
Dùng tay hay vật bất kì che tối mắt cảm ứng ánh sáng phía sau máy, đèn NIGHT LIGHT phía trước sẽ sáng lên, báo hiệu đã cung cấp điện cho bóng đèn chiếu sáng ban đêm.
Buông tay hay vật che ra, với ánh sáng ban ngày thì đèn NIGHT LIGHT sẽ tắt. Như vậy là hệ thống đã hoạt động tốt.
Chim yến là loài chim rất khôn, chúng sống thành từng cặp chung thủy. Một năm chúng làm tổ hai lần và đẻ ba lứa. Chim cái và chim đực thay tổphiên nhau làm tổ trong vòng 30 ngày, và chim cái đẻ mỗi lần hai trứng.
Mỗi sáng sớm từ khoảng 5h, chim đã bay ra khỏi tổ đi kiếm ăn, đến khoảng 17h – 18h chim sẽ bay về tổ. Chúng bay suốt ngày khoảng 12 đến 14 tiếng không nghĩ( chim chỉ đậu khi đã về tổ).
Mỗi ngày chúng bay khoảng 200 km, thức ăn chính của chim yến là những loài côn trùng bay trong không trung như: Ruồi, kiến, mối, rày nâu, rày xanh….
Vòng đời của một con chim yến sống được khoảng 8 năm. Chim yến có thể nghe được sóng siêu âm và đã làm tổ ở đâu, chúng không bao giờ bỏ đi nơi khác. Mỗi tổ yến nặng khoảng 7 gram đến 10gram.
Hiện nay, Yến sào được sử dụng phổ biến do nó là thực phẩm rất bổ cho sức khỏe, chữa trị được rất nhiều bệnh tật.
Với công dụng tuyệt vời của yến sào thì nó đã dần dần trở thành món ăn bổ dưỡng cho mọi người. Đế đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, người ta đã nuôi chim yến làm tổ
Một trong những điều cần lưu ý với kỹ thuật nuôi yến đó là phân biệt được kẻ thù của chúng. Làm được điều này thì sản lượng tổ yến sẽ ổn định, hiếm khi bị hao hụt và chất lượng yến sào cũng được đảm bảo.
Một số nơi nhà yến thu hút nhiều dơi hơn Yến và một khi dơi đã ngự trị thì yến khó lòng tăng trưởng. Khi có dơi xâm nhập nhà yến của bạn hãy đừng đuổi chúng đi, vì chúng sẽ quay lại ngay sau đó, cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập.
Chắn hẳn bạn đã biết lũ chuột phá tới mức nào
Những côn trùng tuy nhỏ bé nhưng đủ sức phá sự thành công của nhà yến bạn.
Đừng bao giờ bỏ giấy, hoặc báo trong nhà yến của bạn, rất nhiều người đã dùng giấy và báo để che chắn bên trong nhà yến của mình, tuy nhiên đó là cách làm không thông minh vì Gián luôn sẵng sàng để tấn công nhà yến bạn.
Một số loài rắn rất giỏi trong việc leo tường.
Rết là loại ăn côn trùng tuy nhiên chúng có thể phá giấc mơ thành công nhà yến của bạn.
Chúng có thể ăn chuột vậy chim non thì sao.
Một số loài nhện có tiết ra chất độc và chúng sẽ phá hoại đàn yến của bạn, hãy đừng dùng tay bắt chúng, hãy thật cẩn thận thậm chí đeo bao tay
Là loài chim ăn thịt sống, một khi chúng ngự trị, nhà yến của bạn tất yếu sẽ vắng bóng chim. Bạn đừng nghĩ tại thành phố không có sự hiện diện của loài chim này.
Chúng rất thích các thanh làm tổ, hãy tưởng tưởng xem nhà yến của bạn ra sao sau 2 hoặc 3 năm.
Đôi khi bạn vào nhà yến đi vài vòng là có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, một số chỗ bị chảy máu hoặc có những vết đỏ trên da, thủ phạm chính là những chú bọ chét, chúng rất nhỏ tuy nhiên ta có thể nhìn thấy chúng dễ dàng trên tường hoặc trên mặt sàn, hãy tìm cách xử lý chúng trước khi quá muộn
Cuối cùng là địch hại nguy hiểm nhất của Yến là Con Người, sức tàn phá của Con Người thì chắc hẳn ai cũng hiểu.