Tìm hiểu đôi nét về tổ yến và lưu ý khi sử dụng

Chim yến chúng đi kiếm ăn theo tiếng gọi của bầy đàn. Chính vì vậy mà vào mỗi sáng sớm khi một chim rời khỏi tổ, bay lượn xung quanh gian nhà và đồng thời phát ra tiếng kêu thì tất cả những con chim khác rời tổ, bay lượn xung quanh gian nhà và phát ra những âm thanh ríu rít.

Tìm hiểu đôi nét về tổ yến và lưu ý khi sử dụng 1

1. Tổ yến được hình thành từ loài chim nào?

Tổ yến sào là tổ của một loài chim yến hàng (salanganes) có cái tên khoa học là Collocalia Fuciphaga Germania, lông màu đen, thân nhỏ, nặng chừng khoảng 14 – 16gram.

Chúng sống thành bầy đàn, làm tổ nuôi chim con trong các hang động trên các hải đảo không có người sinh sống. Tờ mờ sáng, chúng bay vào đất liền để kiếm mồi, tối mới bay về đảo.

Loại chim yến được phân bố đều tại các nước Trung Quốc (phía Nam đảo Hải Nam), Việt Nam (biển miền Trung và các đảo), Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan và Myanmar.

Các hải đảo ven biển của nước ta trước đây đều có chim yến cư trú nhưng do không được chăm sóc, bảo vệ nên chim yến đa bỏ đi. Chim yến nếu như được bảo vệ và chăm sóc sẽ tăng đàn rất mạnh. Hiện nay ở một số các địa phương vẫn còn những đàn chim yến lớn như là: Nha Trang, Quy Nhơn, Hội An…

2. Tập tính của loài chim yến

Chim yến miệt mài nhả nước bọt thành từng sợi tơ gắn vào vách đá để dệt thành những vòng tròn xoáy trôn ốc xây nên những chiếc tổ xinh xắn có hình dạng như vỏ sò, hình nôi tròn hoặc bầu dục, cong bán nguyệt, màu trắng xám, có khi hồng hoặc đỏ, to bằng nửa quả trứng vịt, dài khoảng 7 cm, rộng 5 cm, nặng độ 6 ~ 14 g.

Đôi khi có những tổ to và dày, nặng khoảng 16 – 20gram mà người ta cho rằng đó là tổ do chim yến xây lần đầu, những lần sau làm lại tổ thì nhỏ dần và mỏng.

Lại có một nhận định là tổ to do chim trẻ làm và tổ nhỏ do chim già làm. Nếu như bị lấy đi, chim sẽ tiếp tục làm lại tổ khác để duy trì được nòi giống.

Tổ chim yến còn có cái tên dân dã là tai yến (vì nom giống như tai người). Tùy thuộc vào các chất khoáng đa vi lượng từ các vách đá nơi mà chim làm tổ hòa tan vào chất dịch tương, tổ yến sẽ có màu sắc khác nhau như là: Màu đỏ (yến huyết), màu hồng (yến hồng), màu trắng sáng (yến quan), màu trắng xám (yến thiên) và màu đen (yến địa).

Tìm hiểu đôi nét về tổ yến và lưu ý khi sử dụng 2
Chim yến làm tổ trong thời kì sinh sản

3. Tổng quan về số liệu sinh học của loài chim yến

3.1 Chim yến có thể bay xa đến hàng trăm kilomet để đi kiếm ăn

Vùng kiếm ăn lý tưởng là có khoảng 50% diện tích cây thấp dưới 1m như đồng lúa, bụi cây, khoảng 30% diện tích cây cao trên 5m và khoảng 20% mặt nước thoáng. Thời gian chim rời tổ đi kiếm ăn tùy thuộc vào mùa, khi mặt trời mọc cũng là lúc chim yến bắt đầu đi kiếm ăn.

Thời gian rời khỏi tổ từ: 5h00 – 5h30, vào mùa đông thì trễ hơn; Thời gian về: 18h00 – 18h30, vào mùa đông thì sớm hơn. Chim không nuôi chim con thì rời tổ đi kiếm ăn cho tới khi quay về tổ để nghỉ ngơi.

Những cặp chim đang ấp trứng thì luân phiên nhau về ấp trứng. Những cặp đang nuôi chim con tùy thuộc vào chim con lớn hay nhỏ mà chim mẹ quay về tổ nhiều hay ít.

3.2 Thưc ăn của chim yến là côn trùng có cánh bay trên không

Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng có cánh bay trong không trung (kiến cánh, mối, ruồi muỗi, bọ rầy, cánh cứng, bọ xít, chuồn chuồn kim,…).

Chim yến ăn côn trùng nhỏ bay ở trên không, không uống nước sông suối mà uống nước hơi sương sớm. Đã rời tổ là chim bay suốt ngày, chỉ bám đậu vào vách đá nơi nó được sinh ra.

Chim yến ăn uống ở những vùng có điều kiện thật tinh khiết nên chất dịch tương (nước bọt) mà chúng tiết ra để dệt nên tổ yến là kết tinh của “tinh hoa trời đất”, được hòa tan cùng với các chất khoáng đa vi lượng ở vách đá nơi chim làm tổ vô cùng bổ dưỡng.

Tìm hiểu đôi nét về tổ yến và lưu ý khi sử dụng 3
Chim yến thường làm tổ sâu trong hang động, vách đá

4. Lưu ý khi sử dụng yến sào

Tổ yến, từ xưa tới nay vẫn được coi là món ăn bổ dưỡng và quý giá. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, rất có thể bạn đã vô tình làm mất đi một số chất, hoặc dùng không đúng phương pháp, khiến cho cơ thể không hấp thụ được tối đa dưỡng chất từ yến.

4.1 Lưu ý cách làm sạch, bảo quản tổ yến:

Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước quá nóng (trên 50°C), vì nước quá nóng sẽ làm nở yến và mất đi 1 số chất.

Không nên dùng bất kỳ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước lạnh. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết và cũng làm yến mất chất hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến.

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có tổ yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác.

Tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nhưng nếu để quá lâu sẽ gây mất chất, biến chất. Không nên ăn tổ yến khi bị nấm mốc hoặc chuyển sang màu đen.

4.2 Những ai nên dùng tổ yến

Bất kỳ ai cũng cần bổ sung tổ yến để cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất. Tác dụng của tổ yến dành cho mọi đối tượng từ trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người suy dinh dưỡng, …

Tuy nhiên, bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng tổ yến. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dịứng.

Ngoài ra, theo Đông Y, người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng tổ yến.

4.3 Hướng dẫn cách phân biệt tổ yến thật tự nhiên và tổ yến giả
Tìm hiểu đôi nét về tổ yến và lưu ý khi sử dụng 4
Tổ yến thật ngâm nước sẽ tơi ra, tổ yến giả gặp nước sẽ bị nhão

Theo kết quả phân tích của viện Hải dương học Nha Trang, tổ yến giả có mùi hôi, khi nấu sôi sẽ tan và có mùi của chất carbonate natri (Na2CO3). Để qua đêm có mùi khó chịu.

Tổ yến giả thường được làm từ agar tinh bột (rau câu), lòng trắng trứng, Na2CO3 và một số hợp chất chưa rõ nguồn gốc. Độ pH trong tổ yến giả chỉ bằng 5, trong khi tổ yến thật lên đến 7.

Để thử yến giả, có thể dùng thuốc thử tinh bột nhỏ lên, nếu tổ yến giả sẽ có màu xanh, còn yến thật vẫn giữ nguyên màu.Cũng có thể ngâm thử một ít yến vào nước. Tổ yến giả gặp nước sẽ nhão, còn tổ yến thật thì không, từng sợi yến vẫn nguyên vẹn.

Một cách nữa là lấy tổ yến cho vào dung dịch iốt, nếu giả sẽ chuyển sang màu xanh. Tổ yến thật cầm lên thấy dẻo, bẻ không gãy. Đáy tai yến thường có màu đen sậm. Tổ yến thật có mùi tanh, mùi ẩm mốc.

Tổ yến giả có mùi hăng hắc hoặc mùi khác yến thật. Đối với tổ yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà (chè xanh), tổ yến giả sẽ đen sẫm lại.

Hoặc khi ngâm trong nước, tổ yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước. Còn tổ yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100oC vẫn còn nguyên màu sắc.