76 lượt xem
Công hiệu làm đẹp da của Nhân Sâm từ lâu đã được giới học thuật uy tín khẳng định, trong nhân sâm có thành phần rất công hiệu là sanopin. Saponin là một glicozit tự nhiên, thành phần này làm nên giá trị của nhân sâm, nhân sâm càng nhiều Saponin thì hiệu quả sử dụng càng cao. Nhân sâm ngoài việc tốt cho sức khỏe ra nó còn tốt cho làn da phụ nữ không bị lão hóa, mịn màng. Các bạn hãy cùng Samyenlinhchi tìm hiểu xem Nhân sâm có tác dụng gì đối với làn da phụ nữ nhé.
1.1. Da dễ bị nám sạm
Hầu như tất cả các loại da đều có lượng tế bào sắc tố (các tế bào sản sinh sắc tố da) như nhau. Đây là các tế bào giúp bảo vệ da bạn khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, lượng melanin mà các tế bào sắc tố tạo ra có thể khác nhau tùy vào mỗi người. Cụ thể hơn, làn da châu Á có cơ chế sản sinh melanin nhanh hơn và lượng melanin cao hơn khiến da dễ bị nám, tàn nhang và đốm đồi mồi.
1.2. Da dễ bị mất ẩm
Theo kết quả nghiên cứu, chỉ số mất nước qua biểu bì (TEWL – Transepidermal Water Loss) ở làn da châu Á là cao nhất (Berardesca and Maibach 2002). Đó chính là lượng nước bị thất thoát qua da trong những điều kiện không gây đổ mồ hôi do điều kiện khí hậu gây ra. Vì vậy bước giữ ẩm cho da là một bước chăm sóc thiết yếu.
1.3. Da dễ bị đổ dầu và bị mụn
Do đặc điểm về số lượng và hoạt động của các tuyến bã nhờn nên làn da của nhiều phụ nữ châu Á thường bị bóng dầu. Trong môi trường ô nhiễm và nhịp sống bận rộn căng thẳng, đặc điểm này làm cho da rất bị bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.
Công hiệu làm đẹp da của nhân sâm từ lâu đã được giới học thuật uy tín khẳng định, trong nhân sâm có thành phần rất công hiệu là sanopin. Saponin là một glicozit tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật, chính thành phần này làm nên giá trị của nhân sâm.
Sâm càng có nhiều thành phần này Saponin thì càng tốt. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin.
Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ (ngũ gia bì). Trên thực tế, do cách chế biến khác nhau, người ta có được các sản phẩm chế của nhân sâm khác nhau, như hồng sâm, bạch sâm…
Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng “bổ khí” với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí…
Người lớn, có thể dùng riêng, ngày 6 – 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: nhân sâm 8g; bạch truật, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 4-6g, ngày một thang, uống liền 2-3 tuần lễ. Với trẻ em gầy còm chậm lớn, yếu mệt, biếng ăn, có thể dùng nhân sâm với lượng nhỏ hơn, 2 – 4 g/ngày, dưới dạng thuốc hãm. Với phụ nữ, ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, nhân sâm còn mang lại cho phụ nữ làn da hồng hào, căn mịn, loại bỏ các vấn đề về da.
Nhân sâm ngày nay không đơn giản được biết đến là một vị thuốc, hay là các sản phẩm từ nhân sâm mà nó còn được biết đến là một thành phần chính của nhiều loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng da, phấn trang điểm, các loại nước tẩy trang…
3.1. Tác dụng của nhân sâm đối với da phụ nữ
– Nhân sâm có tác dụng phục hồi và tái tạo làn da bị hư tổn, do các nguyên nhân như trang điểm quá nhiều, do tiếp xúc với nắng gió và bụi bẩn nhiều.
– Nhân sâm có tác dụng giữ ẩm cho da, tăng độ đàn hồi
– Nhờ tác dụng cung cấp các hoạt chất lạ cho da, chăm sóc da từ tận sâu bên trong nên nó được biết đến với công dụng là làm mờ vết thâm nám, hạn chế tàn nhang.
– Nhân sâm có tác dụng làm trắng sáng da, giúp bạn có làn da trắng hồng rạng rỡ.
– Mặt nạ từ nhân sâm có tác dụng giúp hút sạch bụi bẩn và bã nhờn ẩn sâu trong lỗ chân lông nên có tác dụng làm sạch da, hạn chế mụn nhọt và viêm nhiễm.
3.2. Tác dụng của bột nhân sâm đối với da phụ nữ
Hiện nay, trong các thẩm mỹ viện, các spa, nhân sâm và các sản phẩm từ nhân sâm được nhiều người ưu ai và là sự lựa chọn đầu tiên vì tác dụng của nó
– Bột nhân sâm có tác dụng làm mịn và trắng da hiệu quả lâu dài.
– Nhân sâm dạng bột hỗ trợ thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, kích thích sinh sản collagen.
– Bột nhân sâm giúp ngăn cản sự lão hóa của các tế bào da,, làm phục hồi các tế bào và tái tạo tế bào mới.
– Bột nhân sâm có tác dụng duy trì vẻ trắng sang từ sâu bên trong.
4.1. Sử dụng mặt nạ nhân sâm mật ong
Đây cũng là một loại mỹ phẩm thiên nhiên không xa lạ gì nữa. Trong mật ong có chứa nhiều loại vitamin quan trọng như B5, B6, B12, B1, chứa nhiều vitamin C cùng các chất kali, canxi, sắt, đồng,… đó đều là các chất cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe, có tác dụng nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, trong mật ong cũng có chất chống oxy hóa nên sẽ rất tốt cho việc làm trẻ hóa làn da. Nhân sâm và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo cho mọi làn da.
Cách làm: Bạn trộn 1/2 muỗng cà phê bột nhân sâm với mật ong và sữa chua không đường hoặc sữa tươi đều lên. Rồi sau đó đắp lên mặt, để nguyên trong 5 – 10 phút cho mặt nạ se lại rồi rửa sạch bằng nước ấm. Mặt nạ này sẽ có hiệu quả rất tốt cho làn da bị mụn.
4.2. Sử dụng mặt nạ nhân sâm – bột yến mạch
Cách làm: Bạn cũng trộn đều bột nhân sâm cùng với bột yến mạch và chút ít mật ong nữa để ra được một loại hỗn hợp sền sệt. Thoa đều hỗn hợp này lên khắp da mặt, để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại sạch với nước lạnh. Mặt nạ này sẽ giúp bạn loại bỏ vết rám nắng, vết sạm trên da, tái tạo làn da mới, mang đến cho gương mặt bạn một lan da sáng mịn hơn.
Vì mật ong có tính nóng nên tốt nhất là bạn chỉ đắp 2 lần/ 1 tuần. Đồng thời, cũng có thể thay thế mật ong bằng sữa tươi không đường để làm mặt nạ đắp mặt, nó sẽ giúp cho làn da bạn được mềm mại, êm dịu hơn.
4.3. Sử dụng mặt nạ nhân sâm – trứng gà
Cách làm: Trộn đều 1 muỗng cà phê bột nhân sâm với lòng trắng trứng gà còn nếu là da thường thì bạn trộn nhân sâm với lòng đỏ trứng gà. Cũng trộn đều hỗn hợp lên, thoa mặt nạ lên mặt, để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm thật sạch. Đây là một cách dùng dành cho làn da bị tàn nhang, bị nám.
Ngoài ra còn có rất nhiều cách làm mặt nạ đắp mặt với nhân sâm để mang lại hiệu quả tốt cho làn da của mình ví dụ như mặt nạ với chuối chín nghiền nát chẳng hạn.
5.1. Cách nấu món cháo nhân sâm bổ dưỡng
Cháo nhân sâm là món ăn được ví như bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh suy nhược thần kinh, căng thẳng, mệt mỏi. Từ các nguyên liệu chính như: gạo tẻ, nhân sâm và đường phèn, món cháo mang đến hương vị đặc trưng của nhân sâm nên cực kỳ bổ dưỡng.
Nguyên liệu
+ Gạo tẻ: 100g
+ Bột nhân sâm: 3g
+ Đường phèn
Cách nấu cháo nhân sâm
Bước 1: Trộn gạo cùng bột nhân sâm
+ Đầu tiên lấy gạo vo sạch, rồi mang trộn cùng với bột nhân sâm, cho hỗn hợp này vào nồi đất (hoặc nồi nhôm), cho một lượng nước vừa đủ vào cùng.
Bước 2: Tiến hành nấu cháo nhân sâm
+ Đun lửa to đến khi nồi cháo thật sôi, rồi từ từ chuyển sang nhỏ lửa liu riu cho đến khi cháo chín.
+ Tiếp đó ta cho đường phèn và nước vừa đủ vào một chiếc nồi khác, nấu thành hỗn hợp nước đường sệt, rồi đổ từ từ vào trong cháo đã nấu chín, rồi dùng thìa khuấy đều để tạo thành cháo đường, bạn cần tránh những dụng cụ bằng sắt trong quá trình nấu món cháo này nhé.
Với món cháo nhân sâm bạn nên bổ sung vào thực đơn buổi sang hoặc tối vào mùa đông đối với người cao tuổi để giúp chữa trị bệnh suy huyết, rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi do căng thẳng kéo dài nhé.
5.2. Chế biến món gà niêu nấu cùng với nhân sâm
Chuẩn bị:
+Gà tơ: 1 con
+Sâm tươi: 50gr
+Nấm hương: 20gr.
+Hành, gừng tươi.
Cách chế biến:
Bước 1: Gà tơ làm sạch để nguyên con. Nhân sâm tươi thái thành từng lát mỏng, mỗi lát tầm 1-3g. Gừng tươi, nấm hương rửa sạch.
Bước 2: Sau đó cho gà, sâm tươi cùng gừng, nấm hương và hành vào trong niêu. Cho nước ngập tất cả nguyên liệu rồi cho vào lò hấp.
Bước 3: Căn thời gian khoảng 1 tiếng là đã có thể sử dụng.
Món gà niêu nấu với sâm vừa thơm, ngon mà lại rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
5.3. Chế biến món sâm hấp với cá chép
Chuẩn bị:
+Sâm tươi 10gr
+Cá chép: 1 con ( vừa ăn)
+Nấm hương
+Gia vị: dầu mè, đường trắng, bột năng, rượu trắng, hành, tỏi
Thực hiện:
Bước 1: Cá chép làm sạch vảy và bỏ nội tạng, lấy sạch để ăn không bị đắng. Nấm hương cắt thành miếng nhỏ.
Bước 2: Chiên cá chép với dầu mè cho đến khi cá có màu vàng ươm thì tắt bếp rồi vớt cá ra.
Bước 3: Đặt một cái chảo khác lên bếp, cho dầu và đường trắng vào thắng cho đến khi đường ngả sang màu nâu thì thả cá chép, sâm vào.
Bước 4: Thêm nước rồi đun sôi. Sau khi sôi thì hạ lửa để hầm cá và sâm cho đến khi ra nước cốt đặc.
Bước 5: Hoàn tất món ăn với việc cho thêm nấm hương, bột nêm.
5.4. Chế biến món chè sâm hạt sen
Chuẩn bị:
Hạt sen: 20gr
Bạch sâm: 15gr
Đường phèn: 20gr.
Thực hiện:
Bước 1: Hạt sen và bạch sâm đem bỏ tim rồi đem ngâm cùng với nước sạch.
Bước 2: Vớt ra cho vào nồi cùng đường phèn để đem hấp cách thủy trong lò, thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ. Có thể bỏ thêm lá dứa để chè thơm hơn, hấp dẫn hơn.
Bước 3: Dùng chè nhân sâm và hạt sen rất thích hợp với những người mới ốm dậy, cơ thể mệt mỏi.