133 lượt xem
Tổ yến có khả năng bồi bổ, nâng cao thể trạng nên rất phù hợp với những đối tượng có nguy cơ suy giảm sức khỏe như ngươi già, người bệnh; những người có nhu cầu tang cường sức khỏe như trẻ đang trong thời khi phát triển, phụ nữ mang thai, đàn ông muốn tăng cường sức khỏe…
Buồng trứng là nơi chủ yếu sản xuất estrogen – nội tiết tố nữ của cơ thể. Từ giai đoạn tiền mãn kinh trở đi, hoạt động của buồng trứng suy yếu và dần dần ngừng hoạt động hoàn toàn, khiến cho nguồn cung estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm sút nghiêm trọng (phụ nữ 55 tuổi có lượng estrogen trong cơ thể chỉ bằng 10% so với tuổi dậy thì).
Estrogen có vai trò đặc biệt trong sức khỏe của người phụ nữ, do đó, khi estrogen suy giảm sẽ khiến cho cơ thể gặp phải rất nhiều hậu quả xấu như: nhan sắc phai tàn, tâm lý không ổn định, sinh lý kém, dễ mắc các loại bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường…
Ngày nay, với sự phát triển của y học, liệu pháp thay thế hormone (như bổ sung estrogen qua đường tiêm hoặc uống) đã được sử dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tật cho phụ nữ mãn kinh, tuy nhiên vì những tác dụng phụ không mong muốn nên công dụng của liệu pháp này còn hạn chế. Chính vì vậy, rất nhiều nhà khoa học vẫn tìm kiếm một sự thay thế tốt hơn cho các liệu pháp này.
Trên thực tế, có một biện pháp đã được các nhà y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu đời, nhưng đến nay mới có thể chứng minh được kết quả đó chính là sử dụng yến sào.
Năm 2015, một nhóm các nhà khoa học của Viện Sinh học của Đại học Putra Malaysia đã thực hiện nghiên cứu về “Hiệu quả dinh dưỡng – gen của yến sào với tín hiệu insulin ở chuột đã cắt tử cung”. Nghiên cứu này đã đánh giá công dụng của yến sào trong việc phòng chống các vấn đề tim mạch chuyển hóa ở chuột cái đã cắt bỏ tử cung.
Chuột là loài động vật có bộ gen giống với con người trên 90%, cùng với các bộ phận trên cơ thể tương tự với con người nên thường xuyên được sử dụng trong các thí nghiệm sinh hóa.
Chuột cái không có thời kì mãn kinh (tức là chúng có khả năng sinh sản tới lúc chết) nên cần phải cắt bỏ tử cung mới tạo ra hiện tượng mãn kinh giống con người.
Nhiều nghiên cứu đã được áp dụng trên chuột bị cắt bỏ tử cung cho thấy phản ứng sinh hóa của chúng cực kì giống với phản ứng sinh hóa của phụ nữ mãn kinh (từ các vấn đề liên quan tới thiếu hụt estrogen như mật độ xương, độ nhạy insulin, trao đổi chất…).
Trong thí nghiệm kéo dài 12 tuần, những con chuột cái bị cắt bỏ tử cung (tức là khiến chúng ở trạng thái mãn kinh) đã được phân ra làm hai nhóm, nuôi dưỡng bằng thức ăn bình thường, trong đó một nhóm được bổ sung yến sào và một nhóm được bổ sung estrogen.
Vào cuối kỳ thí nghiệm, chúng được so sánh với những con chuột không bị cắt bỏ tử cung. Các chỉ số trao đổi chất (insulin, estrogen, enzyme phân hủy chất oxy hóa trong cơ thể, malondialdehyde, kiểm tra dung nạp đường huyết, và chỉ số lipid…) được đo lường nhằm lập ra một biểu đồ về các gen ra tín hiệu điều chỉnh insulin trong gan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cắt bỏ tử cung (tương đương với gây ra hiện tượng mãn kinh) làm xấu đi các chỉ số trao đổi chất và làm rối loạn hoạt động của các gen ra tín hiệu điều chỉnh insulin trong gan (tức là khiến cơ thể có độ nhạy cảm kém hơn với insulin – gây ra hiện tượng rối loạn đường huyết).
Yến sào có tác dụng cải thiện các chỉ số trao đổi chất và tạo ra sự thay đổi trong các gen này theo hướng tăng độ nhạy cảm với insulin, và cải thiện sự cân bằng giữa glucose và lipid. Kết quả nhận được từ nhóm chuột sử dụng yến sào còn tốt hơn so với nhóm chuột sử dụng estrogen.
Nói một cách dễ hiểu hơn, những con chuột “mãn kinh” được bổ sung yến sào vào khẩu phần ăn có những phản ứng trao đổi chất tốt hơn so với những con chuột không được dùng và cả so với những con chuột được bổ sung thêm estrogen. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những con chuột ăn yến sào có sức khỏe tổng thể tốt hơn so với đồng loại thuộc nhóm khác.
Các nhà khoa học kết luận rằng yến sào có thể khắc phục những rủi ro mắc bệnh tim mạch chuyển hóa khi thiếu estrogen ở loài chuột, và thực tế có thể trở thành một loại thực phẩm bổ dưỡng để chống lại các loại bệnh trên ở người. Kết luận này hoàn toàn nhất trí với y học cổ truyền về công dụng của yến sào trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh.
Như vậy, với kết quả nghiên cứu khoa học có sức mạnh hùng hồn, phụ nữ đang trong thời kì tiền mãn kinh có thể xem xét lựa chọn xem mình nên dùng liệu pháp y học estrogen hơn hay là dùng Yến Sào tự nhiên hơn các bạn nhé.
Ngoài công dụng yến sào đến phụ nữ tiền mãn kinh đã đề cập ở trên, yến sào còn được xem là thần dược chăm sóc sắc đẹp cho các Hoàng Hậu, Cung Phi… từ hàng ngàn năm nay. Và nay lại được y học phương Tây phải nghiên cứu và công nhận tác dụng làm đẹp của tổ yến đến phụ nữ.
Cách sử dụng yến sào hiệu quả còn phụ thuộc thời điểm ăn yến sào. Ăn lúc nào tốt nhất, cơ thể có khả năng hấp thụ cao nhất là điều không phải ai cũng biết.
Sự gia tăng hormone trong cơ thể sẽ diễn ra vào khoảng thời gian sau khi ngủ khoảng một tiếng đồng hồ.
Ăn yến sào vào buổi tối sẽ giúp cho cơ thể chuyển hóa trọn vẹn mọi hàm lượng amin và khoáng chất, có vai trò cực kỳ lớn đến sức khỏe mỗi người, giúp cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể từ đó nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng yến sào vào buổi sáng hoặc ăn vào thời điểm giữa hai bữa ăn chính.
Tuy nhiên thưởng thức yến sào vào lúc trước khi đi ngủ là tốt nhất, giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ trong việc điều trị cho bệnh nhân ung thư cũng như cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp, cúm mãn tính, ho, hen suyễn hoặc viêm họng một cách cực kỳ hiệu quả.