854 lượt xem
Hiện nay, các chủ nhà Yến Việt Nam thường kiêm luôn việc chế biến, quá trình này hình thành từ việc thu hoạch tổ Yến nhà sau đó phát triển thành các cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Do quy mô nhỏ nên các phương pháp chế biến đều dùng thủ công và không có phương pháp kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả.
Để bảo tồn và phát triển nguồn lợi quý giá từ thiên nhiên này, đòi hỏi các cơ quan ban ngành phải vào cuộc, để quy hoạch lại các đảo yến, đồng thời có các cơ chế quản lý chặt chẽ hơn.
Hiện nay, với công nghệ ấp nở và nuôi chim yến trong nhà của Công ty Yến sào đã kết hợp nhuần nhuyễn kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và thực tiễn của địa phương được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng môi trường sinh thái.
Điều kiện sống của loài chim yến đang quản lý, từ đó xây dựng quy trình ấp nở, nuôi và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nuôi yến trong nhà như: độ ẩm, âm thanh, ánh sáng, mùi vị, tổ mô phỏng và gá để chim sống, phát triển và làm tổ.
Tại hội thảo, Giáo sư – Tiến sĩ Mai Đình Yên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến do có bờ biển dài, nhiều đảo, dãy núi nhô ra biển, đầm phá.
Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm yến sào của Việt Nam được đánh giá cao hơn các nước trong khu vực, nhờ vậy sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã có được thị trường xuất khẩu ổn định.
Hiện nay, các đơn vị nuôi yến và sản xuất các sản phẩm yến sào đã có kinh nghiệm cũng như bí quyết kỹ thuật trong khai thác, sản xuất rất khoa học và hiệu quả.
Tuy nhiên, nghề nuôi chim yến trong nhà lại đang phát triển tự phát, chưa có định hướng, quy hoạch rõ nét ở nhiều địa phương, do đó có nguy cơ gây rủi ro cho người nuôi và ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác.
Hiện nay, phân loại chim yến này phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung bộ đến Cà Mau.
Nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam đã hình thành và đang phát triển với 3 loại mô hình nhà yến bao gồm: Nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mô hình xây dựng 3D, nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh.
Ngoài ra, còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới, nuôi chim yến ở tầng trên, và nghề này đang phát triển một cách tự phát không có định hướng, địa phương chưa có quy hoạch cụ thể, do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị.
Hiện nay, sự hình thành và phát triển ngành nghề nuôi chim yến tại Việt Nam còn rất mới và đang được sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương đến cộng đồng dân cư.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), cần có cái nhìn đúng với nghề nuôi chim yến, bởi có không ít căn nhà nuôi yến nhưng yến không vào, vào nhưng không ở, không làm tổ…
Hiện có nhiều nhà yến được xây dựng, nhiều căn thu hoạch hàng chục kg tổ yến và mở rộng quy mô, bên cạnh đó không ít người xây nhà nuôi yến nhưng tìm hiểu qua loa dẫn đến thất bại.
Nếu nhà đầu tư nghiên cứu kỹ, đầu tư hợp lý, áp dụng đúng kỹ thuật, chọn đúng doanh nghiệp hàng đầu như Công ty Yến sào để chuyển giao công nghệ thì tỷ lệ thành công rất cao.
Ông Lê Hữu Hoàng khẳng định: Việc xây dựng thành công nghề nuôi chim yến sẽ đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội rất lớn. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển ”các giải pháp khả thi có ý nghĩa thiết thực đối với ngành nghề mới này.
Công ty Yến sào đang đề nghị các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện công tác phát triển nghề nuôi chim yến tại các địa phương, góp phần phát triển nghề nuôi này một cách bền vững và đạt hiệu quả cao tại Việt Nam.
Việc khai thác yến chưa có quy hoạch rõ ràng. Nhiều nơi có tình trạng “khai thác triệt để”.
Các chính sách về khai thác và bảo vệ loài chim yến chưa được thực thi một cách hiệu quả.
Bên cạnh các sản phẩm yến sào chất lượng từ các thương hiệu uy tín, nhiều cá nhân, tổ chức vì nguồn lợi mà không ngần ngại sử dụng;các công nghệ tinh vi để làm giả, làm yến sào kém chất lượng,;gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến các uy tín của toàn ngành.
– Mỗi địa phương cần có một định hướng phát triển nghề yến rõ ràng. Việc khai thác phải thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ; tránh việc xây dựng các nhà yến theo hướng tự phát.
– Thực hiện khảo sát, quy hoạch để có sự phát triển đồng bộ giữa tốc độ tăng trưởng;các nhà yến với sự gia tăng quần đàn chim yến.
– Khai thác có kế hoạch nhằm phát triển số lượng đàn yến để tạo sản lượng cao hơn.
Những quan ngại về nhiễm vi sinh, hàm lượng No2 hay dư lượng clo có trong thức ăn được tích tụ lại ở sản phẩm đều không được quan tâm. Những quan ngại này đếu có thể được giải quyết bằng các thiết bị trong một quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Tháng 04 năm 2014 , có 2 container 20 feet bị trả về từ Nhật Bản với lý do nhiễm Itraconazole, một loại thuốc trị nấm . Hoạt chất này không tìm thấy trong quy trình nuôi trồng cũng như chế biến . Các nhà nhập khẩu cũng lấy làm khó hiểu nên họ mở cuộc điều tra nhằm giúp các nhà máy chế biến tìm ra nguyên nhân.
Qua quá trình theo dõi họ phát hiện các công nhân đã sử dụng thuốc trị nấm kẽ tay, sau đó họ lột vỏ đầu tôm và để lại dư lượng này trong sản phẩm .
Sau sự việc này, QC các nhà máy yêu cầu kiểm tra vệ sinh công nhân trước khi vào làm việc, 100% công nhân pải mang găng tay khi chế biến hàng HLSO ( lột bỏ đầu ).
Có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong chế biến nếu không được tuân thủ e rằng những rủi ro đáng tiếc sẽ làm khách hàng mất niềm tin.
Lấy khách hàng đã khó, giữ được họ càng khó hơn. Nếu không có 1 tập thể đủ lớn để tiến tới tự động hóa các khâu sản xuất , e rằng một ngày nào đó toàn bộ thị trường mới , khó tính như Nhật Bản và Châu sẽ không là cơ hội cho Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, bên cạnh tiềm lực rất lớn thì việc phát triển nghề yến tại Việt Nam cũng còn khá nhiều khó khăn. Trong thời gian chờ đợi sự quy hoạch từ phía các cơ quan có thẩm quyền, tốt nhất người tiêu dùng cần biết cách bảo vệ mình, tránh mua phải yến sào kém chất lượng, gây hại cho sức khỏe.