Những ai không nên ăn yến sào ?

Từ xưa, những lợi ích tuyệt vời của tổ yến là điều không ai có thể phủ nhận. Hiện nay, tổ yến đang là một lựa chọn hàng đầu cho việc bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy tổ yến mang lại nhiều lợi ích như vậy, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được tổ yến. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những người nào không nên dùng yến sào. Hãy cùng Sâm Yến tham khảo bài viết dưới đây nhé !

Những ai không nên ăn yến sào ? 1
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nếu không cung cấp kịp thời chế độ dinh dưỡng hợp lý

1. Bệnh nhân phẫu thuật có nên dùng yến sào ?

1.1 Giai đoạn trước phẫu thuật:

Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng. Nó cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động, cũng như làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt đối với người bệnh, bệnh nhân sau phẫu thuật thì dinh dưỡng được coi như là biện pháp hỗ trợ điều trị ưu tiên nhất để giúp cho bệnh nhân mau lành bệnh.

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nếu không cung cấp kịp thời chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao do biến chứng của vết mổ cũng như làm tăng tiến triển của bệnh.

Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ làm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng của cơ thể giảm sút nghiêm trọng, gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, tăng chi phí điều trị, tăng khả năng biến chứng. Theo thông tin của viện dinh dưỡng quốc gia có đến 50% bệnh nhân nhập viện bị suy dinh dưỡng trước khi phẫu thuật.

Giai đoạn trước phẫu thuật: Dinh dưỡng hợp lý sẽ làm tăng khả năng đề kháng, tăng khả năng tiêu hóa của đường ruột, duy trì cân nặng, làm giảm khả năng nhiễm trùng.

Nguyên tắc trong giai đoạn này là: bổ sung dinh dưỡng lành mạnh (giàu đạm, vitamin và khoáng chất hạn chế dầu mỡ động vật, đường và tinh bột).

Đảm bảo cho bệnh nhân một sức khỏe tốt nhất để trải qua quá trình phẫu thuật. Do đó, tổ yến là lựa chọn thích hợp nhất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho những người trước  khi thực hiện quá trình tiểu phẫu hay phẫu thuật.

1.2 Các giai đoạn chuyển hóa sau phẫu thuật

Giai đoạn đầu:

Sau khi mổ 1 – 2 ngày. Ở giai đoạn này, do vẫn còn ảnh hưởng của thuốc mê nên nhiệt độ cơ thể tăng. Quá trình chuyển hóa cần nhiều nitơ, kali, làm mất cân bằng lượng nitơ âm tính khiến cơ bị liệt dẫn đến liệt ruột. Bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi và bị trướng hơi.

Giai đoạn giữa:

Từ ngày thứ 3 – 5 ngày sau mổ. Thông thường đến thời điểm này nhu động ruột đã hoạt động bình thường trở lại, bệnh nhân đã có thể trung tiện. Bệnh nhân tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chưa muốn ăn. Lượng kali bài tiết giảm, nitơ bài tiết cũng thế và cân bằng nitơ trở lại bình thường.

1.3 Giai đoạn hồi phục:

Đến giai đoạn này bệnh nhân đã có thể đại, tiểu tiện bình thường, hàm lượng kali máu dần trở lại bình thường. Vết mổ đã khô và liền. Bệnh nhân có cảm giác đói, người nhà có thể cho họ ăn yến sào giai đoạn để phục hồi dinh dưỡng nhanh.

Thời gian sau khi phẫu thuật người bệnh sau quá trình thường bị mất máu, mất nước nên cần bổ sung dinh dưỡng dạng nước để bù nước cũng như giúp cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.

Sau giai đoạn bù nước cơ thể sẽ cần một lượng lớn protein và năng lượng. Lượng protein bổ sung cần phải cung cấp lên đến 120 – 150g để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Vì vậy bệnh nhân nên chọn các loại thực phẩm cung cấp lượng protein cao và dễ hấp thu.

2. Công dụng của yến sào đối với bệnh nhân phẫu thuật

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, yến sào là hợp chất dinh dưỡng bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein (45 – 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân sau phẫu thuật vì có hàm lượng protein cao.

Ngoài ra, theo số liệu của trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, đặc biệt là acid valine, isoleusine…có tác dụng phục hồi và chữa lành vết thương một cách nhanh chóng, tăng hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau các cuộc phẫu thuật.

Không những có tác dụng cực kì tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật mà yến sào cũng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho người lớn tuổi, trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng, sản phụ trước và sau khi sinh, người suy nhược cơ thể, vận động viên, bổ sung năng lượng trí não, chăm sóc và dưỡng da.

3. Những lợi ích của yến sào

Tổ yến chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư, khí hư, âm hư, thường là những người suy nhược cơ thể, người hơi ngắn, miệng khô, đờm nhiệt, ho lao.

Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh, cũng có thể ăn yến. Ngoài ra, tổ yến còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, tươi nhuận và mịn màng.

Những ai không nên ăn yến sào ? 2
Tổ yến giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, tươi nhuận và mịn màng.

4. Yến sào nên kết hợp với nguyên liệu nào ?

Tổ yến có nhiều giá trị dinh dưỡng, có nhiều cách chế biến khác nhau, người dùng nên kết hợp yến với thuốc đông y bao gồm: Kỷ tử, sa sâm, đẳng sâm, táo.

Tùy theo thể trạng của từng người mà dùng liều lượng khác nhau, bởi ăn quá nhiều yến cũng không tốt cho cơ thể. Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật dùng tổ yến bồi bổ rất tốt.

5. Những bệnh nào không nên ăn yến sào ?

Trong Đông Y, Yến sào có vị ngọt, tính bình, kích thích hoạt động của tỳ vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Tuy nhiên những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng.

Những người ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt… thì không nên dùng yến. Lý do, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa kém, ăn yến khiến bệnh càng nặng hơn.

Do đó, Sâm Yến chỉ khuyên các bạn khi chưa chắc sức khỏe của người thân mình liệu có dùng được Yến Sào hay không thì các bạn chỉ nên cho họ dùng thử 1 – 2 ngày rồi theo dõi xem có xảy ra một số triệu chứng xấu nào hay không. Nếu nó xuất hiện thì bạn nên dừng ngay không cho ăn nữa nhé.

Ngoài ra, những người đi phân lỏng, nhưng cơ thể không lả đi giống như triệu chứng của bệnh tiêu chảy không nên dùng yến. Bởi vì khi cơ thể bệnh nhân bị hàn gặp thực phẩm mang tính hàn nữa thì đường ruột của họ khó tiêu hóa hết những thực phẩm này mà nó sẽ đào thải trực tiếp qua đường đại tiện. Điều này rất dễ hiểu phải không ạ.

Bên cạnh đó bụng của người bị nhiễm hàn sau khi dùng yến sào sẽ cảm thấy khó tiêu, ợ hơi sau khi ăn, sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu.

Người bụng đầy hơi, tiêu chảy, viêm tiết niệu thì cũng không nên dùng Yến. Vì lúc này cơ thể suy yếu, khả năng hấp thụ rất kém, nên dùng thuốc thay vì Yến.

Đây có thể nói là 2 triệu chứng rõ ràng nhất của một người bị nhiễm hàn sau khi dùng Yến. Tuy nhiên, cũng không có gì phức tạp và nguy hiểm nếu lỡ như đã sử dụng yến sào trong trường hợp này.

6. Không nên dùng yến sào đối với Phụ nữ mang thai khi:

Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng Yến khi thai nhi từ 5 tháng tuổi trở đi. Vi lúc này Thai nhi đã trở nên ổn định. Việc sử dụng Yến bồi bổ sức khoẻ trở nên phù hợp và cần thiết giúp tăng hệ miễn dịch cho mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng tuổi không nên dùng yến sào, vì trong yến sào có tính hàn, phụ nữ mang thai dưới 3 tháng (thai nhi còn rất yếu), tuyệt đối không nên dùng những thực phẩm tính hàn.

7. Không nên dùng yến sào đối với Trẻ Em trong giai đoạn:

Trẻ em sơ sinh chỉ được dùng Yến từ 7 tháng tuổi trở đi. Nhưng tốt hơn hết là khi bé từ 1 tuổi. Vì hệ tiêu hoá của bé đã phát triển ổn định đảm bảo cho việc hấp thu dưỡng chất. Dùng Yến sẽ giúp bé tăng hệ miễn dịch, phát triển xương, não bộ và tăng cường trí nhớ.

Những ai không nên ăn yến sào ? 3
Trẻ em sơ sinh chỉ được dùng Yến từ 7 tháng tuổi trở đi

8. Tổ Yến nên kết hợp với thành phần nào ?

Tổ yến không kiêng kỵ bất cứ thành phần nào. Bên cạnh đó, Yến có thể kết hợp theo các thành phần khác trong Đông Y như: Táo Đỏ, Kỷ Tử, Bạch Quả, Hạt Sen, Gừng, Nhân Sâm v.v.. để có tác dụng tốt hơn.

Trên là tất cả các chia sẻ của mình. Hi vọng mọi người đã biết “ Tổ Yến kiêng kỵ gì”. Nếu cần bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ Thanh để được tư vấn miễn phí nhé !!!