Nhiều điều thú vị xoay quanh “vị thuốc” yến sào

Từ xa xưa, con người biết sử dụng yến sào để ăn và làm thuốc từ rất sớm, có thể cách đây trên 2.000 năm. Vua chúa Trung Quốc, Việt Nam và các nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc khi chiêu đãi các công thần, quốc khách đều lấy yến sào làm món ăn đầu sổ. Có lẽ từ “yến tiệc” có nguồn gốc từ đây…

Nhiều điều thú vị xoay quanh "vị thuốc" yến sào 1

1. Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của yến sào

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được.

Trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine, …

Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu.

Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào.

2. Thành phần dinh dưỡng trên có tác động gì đối với cơ thể ?

Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh.

Rất bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.

Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học.

Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.

Có thể nói rằng, khi ăn món yến sào, thưởng thức được hương vị đặc trưng và bổ dưỡng của yến, người ta sẽ cảm thấy tự hào vì đã nếm được một trong những tinh hoa của trời đất, tạo vật. Tuy nhiên cần chọn mua ở những nơi tin tưởng để tránh mua phải tổ yến giả, chất lượng kém.

3. Những điều thú vị xoay quanh “vị thuốc” yến sào

Nhiều điều thú vị xoay quanh "vị thuốc" yến sào 3
Tổ yến sào được kết tinh từ nước dãi của loài chim yến

Yến sào, hay tổ chim yến, là tên một loại thực phẩm – dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Món súp yến sào được mệnh danh là “món trứng cá caviar của phương Đông”.

Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất.

3.1 Tính vị

Theo tài liệu cổ yến sào có vị ngọt, tính bình.

3.2 Quy kinh

Kinh phế, tỳ.

3.3 Công dụng:

Yến sào bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa.

3.4 Liều dùng – Cách dùng

Tổ yến nên dùng thường xuyên thì mới phát huy được hết công dụng, nên dùng mỗi ngày hoặc cách đều 2 ngày 1 lần với liều lượng vừa đủ thay vì lâu lâu sử dụng một lượng lớn.

Cách chế biến tổ yến đơn giản nhất là chưng cách thủy vì nó không làm cho mất các chất dinh dưỡng có trong tổ yến.

4. Những ứng dụng của yến sào trong lâm sàng

4.1 Dùng cho trường hợp cơ thể bị suy nhược

Yến thả: Yến sào 5g, hấp cách thủy, cho vào bát con, thêm thịt gà xé 30g, cho nước luộc gà nóng, thêm gia vị cho đủ độ mặn ngọt. Ăn trước bữa ăn.

4.2 Tác dụng kiện tỳ dưỡng huyết

Yến tần: Chim bồ câu đã làm sạch, cho yến sào, gạo nếp, đậu xanh, mộc nhĩ, nấm hương vào trong bụng chim. Hầm cách thủy cho nhừ, thêm gia vị. Ăn trong ngày.

4.3 Tác dụng bổ trung, dưỡng khí huyết, dùng cho người suy nhược cơ thể

Chè yến: Yến sào 5g, hấp cách thủy, cho vào bát con. Đường kính đun với nước sôi (lượng đủ ngọt), bắc ra để nguội, thêm lòng trắng trứng và bột mịn vỏ trứng. Đun sôi, lọc trong, đổ vào bát yến. Ăn khi còn ấm và sau bữa ăn.

4.4 Trường hợp suy nhược, người già yếu, lao phổi, viêm khí phế quản, bệnh tâm phế mạn

Yến sào hấp đường phèn: Yến sào 5g, đường phèn 30g. Trước tiên đun tan đường phèn, vớt bỏ váng bã cho yến sào vào đun nhỏ lửa cho sôi là được.

4.5 Viêm phế quản mạn, lao phổi, giãn phế quản

Yến sào kỷ tử: Yến sào 10g, kỷ tử 15g, đường kính 100g. Yến sào ngâm rửa sạch, cho nước đun sôi cho nở ra, cho tất cả yến sào, kỷ tử và đường kính trong một xoong với lượng nước thích hợp, đun cách thủy 30 phút.

4.6 Trường hợp viêm dạ dày, viêm ruột có nôn ói, nấc cụt và các bệnh nội khoa có nôn ói

Yến sào pha sữa bò: Yến sào 10g, ngâm nước cho mềm, đun cách thủy cho chín, cho thêm 250ml sữa bò, khuấy đều cho sôi.

4.7 Thai phụ ho nấc, nôn ói; do có tác dụng an thai hòa vị, chỉ ẩu

Yến sào đỗ trọng hấp đường: Yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính 100g. Yến sào ngâm nước sôi cho mềm trước, tất cả cùng nấu trong 30 phút, khuấy lắc đều, lấy nước uống.

4.8 Chữa ho ra máu

Yến sào bạch cập: Yến sào 12g, bạch cập 12g. Đun nhỏ lửa, hầm kỹ. Lọc lấy nước, thêm đường phèn, đun cho tan. Uống 2 lần trong ngày.

Nhiều điều thú vị xoay quanh "vị thuốc" yến sào 3
Những món ăn thơm ngon bổ dưỡng được chế biến từ yến sào nguyên chất

5. Những ai không nên ăn yến sào?

5.1 Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào

Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn.

Việc dùng yến trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phần ăn trong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

5.2 Người bị cảm mạo phong hàn, phế vị hư hàn, đàm thấp không dùng

Nó cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy.

5.3 Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C

Thông thường, phương pháp chế biến tổ yến chủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.

Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng không nên.