Người bị trầm cảm có uống sâm được không ?

Trong nhiều thế kỷ qua, Đông y đã dùng nhân sâm để điều trị chứng rối loạn trầm cảm. Theo Tây y các hoạt chất ginsenosides trong nhân sâm có thể là tác nhân đem đến công dụng đó. Y học phương Tây có thể tìm ra thuốc điều trị bệnh trầm cảm từ việc nghiên cứu vấn đề này.

Người bị trầm cảm có uống được nhân sâm không ? 1

1. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, bi quan, chán nản, không còn hứng thú nào gì với cuộc sống hằng ngày, ngủ không ngon giấc.

Cơ thể cảm thấy mệt mỏi kéo dài, không quan tâm bất cứ việc gì trong cuộc sống. Bệnh trầm cảm trong thời gian dài dễ gây nên các hành vi tiêu cực.

1.1 Các dấu hiệu thường gặp của bệnh trầm cảm:
Người bị trầm cảm có uống được nhân sâm không ? 2
Trầm cảm là căn bệnh khá phổ biến với giới trẻ ngày nay
  • Cảm giác buồn chán, trống rỗng.
  • Khó tập trung suy nghĩ, hay quên.
  • Luôn cảm giác mệnh mỏi, không biết làm gì.
  • Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng.
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Hay cáu gắt, giận dữ.
  • Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hằng ngày.
  • Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều.
  • Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

2. Công dụng của nhân sâm đối với bệnh trầm cảm

Hồng sâm Hàn Quốc được biết đến là một trong những thảo dược quý hiếm tốt cho sức khỏe và cũng hỗ trợ hiệu quả trong điều trị một số bệnh nguy hiểm như: Cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, suy nhược cơ thể,…

Ngoài ra công dụng ít người biết đến thì Hồng sâm còn có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm, một căn bệnh hiện nay rất nhiều người mắc phải trong cuộc sống hiện đại.

2.1 Hồng sâm được các nhà nghiên cứu lựa chọn và nghiên cứu trong rất nhiều các cuộc thử nghiệm với bệnh trầm cảm
Người bị trầm cảm có uống được nhân sâm không ? 3
Nhân sâm được nghiên cứu nhiều trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm

Trong đó các bệnh nhân mắc bệnh đã có các chỉ số liên quan đến bệnh trầm cảm đã suy giảm đáng kể khi được dùng Hồng sâm.

Bệnh nhân bệnh trầm cảm thường xuyên phải đối mặt với tình trạng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và hiện tượng mất ngủ là phổ biến nhất.

Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm phải dùng thuốc ngủ  mỗi tối để có giấc ngủ ngon hơn và tạm thời quên đi những nỗi buồn của cuộc sống.

Trong khi đó người bệnh dùng thuốc an thần thường xuyên sẽ có rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể do thành phần hóa chất tổng hợp trong thuốc an thần, thường các tác dụng phụ khi dùng nhiều là tai biến mạch máu não.

2.2 Khi người bệnh sử dụng cao hồng sâm Hàn Quốc khi điều trị bệnh sẽ giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn

Hạn chế việc sử dụng thuốc an thần trong ngày, Ngoài ra Cao hồng sâm còn giúp tinh thần bệnh nhân cải thiện đáng kể. Người bệnh trầm cảm thấy tỉnh táo hơn sau khi thức dậy, tinh thần cũng cảm thấy sảng khoái và phấn chấn hơn.

Các tình trạng bệnh như buồn phiền, bi quan, biếng ăn, lo sợ đều bị hạn chế đáng kể. Bệnh nhân sau thời gian sử dụng Hồng sâm không phụ thuộc quá nhiều vào sử dụng thuốc an thần.

3. Những ai nên và không nên sử dụng hồng sâm chiết xuất thành cao cô đặc

3.1 Những đối tượng nên sử dụng:
Người bị trầm cảm có uống được nhân sâm không ? 4
Người trầm cảm nên sử dụng cao hồng sâm giúp tinh thần minh mẫn hơn, đẩy lùi những triệu chứng xấu

Bệnh trầm cảm ngày càng trẻ hóa trong xã hội hiện nay và gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.

Vì vậy để hạn chế căn bệnh này bạn có thể sử dụng Hồng sâm nhiều hơn ở các dạng khác nhau để mang lại tinh thần lạc quan, vui vẻ, phấn chấn cho mỗi ngày học tập và làm việc.

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, hay bị stress nên bổ sung cao hồng sâm, giúp tinh thần minh mẫn.

3.2 Những đối tượng không nên sử dụng:

Những đối tượng không nên sử dụng Cao hồng sâm linh chi Hàn Quốc đó là những người có vấn đề về tiêu hóa như thường xuyên bị đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy.

Những người cao huyết áp, hay bị nôn mửa và trào ngược, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 15 tuổi là những đối tượng tránh sử dụng cao hồng sâm.

Người bị trầm cảm có uống được nhân sâm không ? 4
Cần tham khảo thật kỹ công dụng cũng như đối tượng trước khi sử dụng nhân sâm tươi
  • Người bị tai biến.
  • Người bị béo phì.
  • Người bị bệnh khớp.
  • Người bị đau bụng.

4. Lưu ý khi sử dụng nhân sâm/hồng sâm 

Khi sử dụng hồng sâm, bạn chỉ cần pha với nước ấm hoặc có thể ăn trực tiếp. Thế nhưng bạn cũng cần lưu ý những điểm dưới đây để nhân sâm tươi phát huy được hiệu quả một cách cao nhất:

4.1 Tuyệt đối không dùng nồi kim loại để nấu sâm

Đối với sâm tươi, khi sắc, hấp hay hầm, bạn nên không nên dùng các loại nồi niêu bằng kim loại mà sử dụng nồi đất tráng men.

Lý do là nếu nấu bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng giữa kim loại và các hoạt chất trong thuốc làm thay đổi tính chất và thành phần, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sâm.

4.2 Không uống trà sau khi dùng sâm Hàn Quốc

Sau khi sử dụng hồng sâm Hàn Quốc, bạn không được sử dụng trà. Lý do đó chính là thành phần của trà sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của nhân sâm và có thể gây hại đến sức khỏe. Bạn có thể uống một chút nước ấm sau đó để tráng miệng.

Nếu bạn vẫn muốn uống trà ấm vào buổi sáng thì thay vào đó bạn có thể dùng cho mình một tách cao hồng sâm linh chi Hàn Quốc kèm mật ong ấm vào mỗi buổi sáng.

Người bị trầm cảm có uống được nhân sâm không ? 5
Tuyệt đối không nên uống trà sau khi sử dụng nhân sâm
4.3 Tránh ăn hải sản và củ cải sau khi dùng Nhân sâm tươi

Theo y học cổ truyền thì tất cả các loại củ cải và hải sản đều là đại khí, còn nhân sâm thì lại là đại bổ. Chính vì thế mà hai loại này triệt tiêu lẫn nhau và gây hại cho người sử dụng.

Thành phần trong hai sản phẩm này sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Chính vì điều này, nếu bạn sử dụng hai món này gần nhau, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng

Hồng sâm tuy là đại bổ nhưng bạn nên lưu ý đó là không sử dụng nó với liều lượng quá nhiều. Khi sử dụng với liều lượng hợp lý, cao hồng sâm sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ, nhất là những người có dấu hiệu trầm cảm hoặc mắc bệnh trầm cảm.