4478 lượt xem
Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Với Tây y, nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Meyer, họ Nhân Sâm Araliaceae, họ Ngũ Gia Bì.
Hồng sâm là một chế phẩm của nhân sâm 6 năm tuổi với thành phần saponin cao gấp 8 lần nhân sâm tươi, có tác dụng bồi bổ và hỗ trợ điều trị bệnh cực kỳ tốt.
Từ ngàn đời nay, hồng sâm luôn là vị thuốc quý mỗi khi cần bồi bổ cơ thể, giúp những người mắc bệnh hạn chế xuất hiện các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh.
Hiện nay, trong khi có nhiều người lo lắng khi chỉ số huyết áp của mình tăng có thể dẫn đến những biến chứng khó lường thì lại ít người quan tâm tới vấn đề tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp.
Phần lớn mọi người đều không biết rằng việc tụt huyết áp cũng sẽ gây nên những tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh huyết áp thấp là một căn bệnh người già thường mắc phải, nhiều người nghĩ nó không nguy hiểm như huyết áp cao nên chủ quan trong vấn đề điều trị.
Tuy nhiên, bệnh này để lâu sẽ khiến hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự điều chỉnh đủ oxy và dinh dưỡng cho các bộ phận tim, thận, não hoạt động tốt, gây tổn thương tới chúng.
Đặc biệt, có thể gây thắt ngực, suy thận, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tai biến mạch máu não….
Đối với người bình thường thì chỉ số huyết áp của họ sẽ nằm trong khoảng 120/80mmg. Nếu khi đo mà chỉ số nằm dưới mức này thì có nghĩa là huyết áp thấp.
Dấu hiệu đặc trưng khi bị tụt huyết áp đó là xuất hiện các tình trạng: đau đầu, dễ nổi bực, choáng váng thậm chí có thể ngất đi khi thay đổi vị trí bất ngờ, hoa mắt, căng thẳng, khó tập trung, khó thở…
Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Một số trường hợp tụt huyết áp nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó tỷ lệ nhồi máu não chiếm 30%.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ đông y, bệnh huyết áp thấp là do khí huyết hư nhược gây nên. Trong khi đó, sâm lại giúp bổ nguyên khí, tăng cường sức khỏe.
Tăng trương lực mạch máu, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, cải thiện quá trình cung cấp oxy và thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch.
Bởi thế, sâm giúp tăng huyết áp và rất tốt cho người bị huyết áp thấp. Người bị huyết áp thấp uống sâm có thể nói là cách chữa hiệu quả, đặc biệt là khi bị chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và mệt mỏi do hạ huyết áp.
Nước hồng sâm được điều chế hoàn toàn từ những nguyên liệu thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, các tinh chất bổ dưỡng chứa trong hồng sâm sẽ có tác động điều chỉnh lượng đường trong máu.
Giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi làm giảm những căng thẳng lo lắng, các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, ngất xỉu do tụt huyết áp.
Thời gian sử dụng hợp lý nhất đối với người huyết áp thấp là khoảng 30 phút sau bữa sáng với một liều lượng nhỏ, rồi tăng dần dần lên.
Tránh uống nước hồng sâm khi bụng đói sẽ gây hiện tượng tụt huyết áp hơn.
Tăng huyết áp: Nhân sâm liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Bạn không thể nhận biết ngưỡng cao thấp này nên tốt nhất không nên dùng.
Bị cảm: Nhân sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.
Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
Đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
Giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.
Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp: Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm càng làm bệnh nặng thêm.
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ.
Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.
Không ai có thể phủ nhận những tác dụng của nước hồng sâm mang lại cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh huyết áp thấp.
Hy vọng với những chia sẽ trên của Sâm Yến Linh Chi quý bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức khi sử dụng nước hồng sâm cho người huyết áp thấp.