Người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không?

Từ xa xưa, nhân sâm được biết đến là loại thượng dược quý hiếm. Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe con người, nó giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực và hỗ trợ chữa được rất nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được loại thượng dược quý hiếm này, đặc biệt người cao huyết áp. Vậy liệu người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé !

Người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không? 1

1. Bệnh cao huyết áp là gì?

Theo chẩn đoán y học hiện đại của Tổ chức Y tế thế giới, một người lớn có các chỉ số huyết áp như sau:

  • Chỉ số huyết áp bình thường: Nếu như chỉ số huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg( 18,7KPa) và huyết áp động mạch tối thiểu là từ 90-95mmHg ( 12 KPa).
  • Được gọi là cao huyết áp: Nếu như huyết áp động mạch tối đa là trên 160mmHg ( 21,3KPa) và huyết áp động mạch tối thiểu là từ 90-95mmHg( 12-12,7KPa).
  • Được gọi là cao huyết áp giới hạn: Huyết áp động mạch tối đa khoảng từ 140-169mmHg ( 18,7-21,3KPa) và huyết áp động mạch tối thiểu khoảng từ 90-95mmHg ( 12-12,7KPa).

Huyết áp động mạch tối đa là huyết áp tâm thu (systolic reading), huyết áp động mạch tối thiểu là huyết áp tâm trương (diastolic reading).

Thông thường, chỉ số huyết áp có thể thay đổi trong 1 ngày ( ban ngày cao hơn ban đêm) hoặc thay đổi theo độ tuổi ( huyết áp người già cao hơn người trẻ), theo giới tính ( nam cao hơn nữ).

Triệu chứng lâm sàng của bệnh cao huyết áp chủ yếu thường gặp nhất là chóng mặt, đau đầu, khó tập trung, bị tê bì tay chân, giảm trí nhớ, đánh trống ngực, tức ngực, tăng tiểu đêm, mệt mỏi…

2. Bệnh tai biến mạch máu não là gì?

Người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không? 3
Tai biến mạch máu não gây nên những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong

Tai biến mạch máu não là một tình trạng mà ngày càng có nhiều người mắc phải. Đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu rõ bản chất tai biến mạch máu não là gì và người bệnh tai biến cần được điều trị như thế nào để có hiệu quả.

Tai biến mạch máu não là tình trạng gián đoạn quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần não khiến các tế bào não chết đi, gây tổn thương mô não.

Tai biến mạch máu não có 2 thể: nhồi máu não (do cục máu đông gây tắc mạch máu) và xuất huyết não (chảy máu não). Có nhiều nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não như người bệnh mắc sẵn các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch nhưng không được kiểm soát tốt hoặc thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều và thói quen lười vận động.

3. Người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không?

Người cao huyết áp, tai biến không được dùng nhân sâm tươi, Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đều nghiên cứu về tác dụng của hồng sâm Hàn Quốc lên người bị cao huyết áp:

Tại Nhật Bản- Bệnh viện Nissei làm thí nghiệm: Dùng khoảng 3 – 6gram hồng sâm mỗi lần, mỗi ngày 3 lần và ăn liên tục từ 1 – 2 tháng cho thấy kết quả hồng sâm làm thay đổi những người huyết áp bình thường, những bệnh nhân bị huyết áp bao gồm cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều có chỉ số huyết áp ổn định.

Tại Hàn Quốc, theo phân tích của TS Dược học Park Jong Dae – Viện trưởng Viện nghiên cứu nhân sâm thảo dược Quốc tế Geumsan, hồng sâm không những có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp mà nếu dùng kết hợp với thuốc điều trị huyết áp (chất ngăn β, chất đối kháng Ca) còn giúp điều hòa huyết áp, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Tại Nga, các nhà khoa học sử dụng chiết xuất hồng sâm với các liều lượng khác nhau giúp đánh giá tác động đối với hệ tim mạch tuần hoàn và rút ra kết luận, nhân sâm giúp hỗ trợ làm tăng giảm co bóp tim về lâu dài ổn định huyệt áp cũng như tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.

Tương tự nghiên cứu này được thực hiện tại Trung Quốc hồng sâm Hàn Quốc giúp giảm huyết áp tích cực lên tới 50%.

Người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không? 4
Hồng sâm là một giải pháp tối ưu cho bệnh nhân cao huyết áp, tai biến

4. Vì sao, người cao huyết áp – tai biến không được uống nhân sâm tươi ?

4.1 Bệnh nhân cao huyết áp uống nhân sâm tươi khiến mất ngủ

Theo hướng dẫn từ bác sĩ Đông y, do đặc tính của nhân sâm tươi, đặc biệt là nhân sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi là nhiệt và táo nên không dùng được cho người ở thể cao huyết áp, ôn nhiệt, đặc biệt là người cao huyết áp bị mệt mỏi do mất ngủ hoặc mất ngủ kinh niên.

Bởi sâm có chứa hoạt chất Rg1 ( một hoạt chất có thành phần tương tự như cocain hoặc caffein…nhưng mạnh hơn) có tác dụng làm hưng phấn, kích thích thần kinh mạnh, dễ gây nên bệnh mất ngủ. Trong khi đó, những hoạt chất trong sâm lại mang đến tác dụng khá tích cực với cơ thể và hoạt động của cơ quan nội tạng.

4.2 Nhân sâm tươi với người cao huyết áp gây xơ vữa động mạch gây nên bệnh tim mạch

Khi sử dụng nhân sâm tươi, huyết áp sẽ tăng cao khiến động mạch phải có dãn quá mức, tạo nên vết rách vi thể được hình thành trên động mạch.

Theo thời gian, những vết rách này khiến hình thành nên những mô sẹo làm xơ cứng và giảm độ đàn hồi của động mạch. Phần mô sẹo được giữ lại tế bào máu và cholesterol lưu thông ngang qua khiến hình thành nên cục máu đông ( blood clots) – nguyên nhân chính hình làm động mạch bị hẹp.

Đồng thời, theo Tổ chức Y tế thế giới, khi bị cao huyết áp, tim phải hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn khiến cho mảng xơ vữa được hình thành dẫn đến tình trạng phì tim và xơ vữa động mạch.

Khi dùng nhân sâm tươi hàn quốc, do trong sâm có thành phần Rg1 là thành phần mang tính kích thích nên cơ chế hoạt động này được diễn ra nhanh hơn khiến cho tim bị tổn thương ngiêm trọng nếu như dùng sâm lâu ngày.

Người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không? 5
Những người cao huyết áp không nên uống nhân sâm tươi
4.3 Nhân sâm tươi bổ khí, không tốt cho người bệnh cao huyết áp

Theo Đông y, cao huyết áp ở thể huyền vượng, có nghĩa là triệu chứng can thận âm hư, can chủ sơ tiết, căng thẳng gây nhiều khí uất, can khí bất thong sướng hóa hỏa, can dượng thượng cang phát sinh huyền vượng.

Nếu như dùng các loại bổ khí sẽ càng khiến cho tỳ vị tổng thương, tỳ mất kiện vận, đàm trọc trung trở nên thanh dương bất thăng. Nhân sâm tươi là thảo dược bổ khí nên làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng nên rất khó để giảm huyết áp.

4.4 Những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên uống nhân sâm tươi:

Những người bị thường phong, cảm mạo, phát sốt, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, viêm loét dạ dày
cấp tính, xuất huyết… không nên dùng nhân sâm tươi vì ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài và làm nặng bệnh tình.

Những người bị bệnh gan mật cấp tính, giãn phế quản, bị lao, ho ra máu cũng không nên uống vì sâm có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm.

Những người cao huyết áp với các chứng: Đầu váng mắt mờ, mắt đỏ tai ù, nôn nóng hấp tấp, cuống cuồng, dễ nổi nóng, mạch huyền, đó là can dương lên cao, can hoả viêm tấy lên. Nhân sâm tươi có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, người cao huyết áp nói chung không nên uống.

Thanh niên hay bị di tinh, bị xuất tinh sớm cũng không nên dùng vì sẽ nặng thêm. Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch như:
Ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng không nên dùng.

Phụ nữ ở thời kỳ mang thai cũng không dùng vì sẽ rất bất lợi cho thai nhi, có thể dẫn tới khó sinh. Trẻ dưới 14 tuổi cũng không nên dùng vì nhân sâm tươi có thể thúc đẩy sự phát dục – điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ.

Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm càng cần kỵ uống nhân sâm tươi. Thanh niên cũng không nên uống nó nếu không có chỉ định của bác sĩ Đông y.

5. Hướng dẫn cách dùng hồng sâm đúng cho người bị cao huyết áp, tai biến

Người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không? 6
Sử dụng hồng sâm đều đặn sẽ mang đến tác dụng hỗ trợ giảm xơ vữa động mạch, lưu thông máu,ổn định sức khỏe tim mạch

Đối với những người bị cao huyết áp, bác sĩ Trịnh Quang Huy có đưa ra lời khuyên cho người sử dụng như sau:

“Lần đầu sử dụng hồng sâm nên dùng với liều nhỏ hơn bình thường, có thể pha hồng sâm với tách nước và nhâm nhi uống giống như nhâm nhi cà phê để cảm nhận được từng tác động của sâm lên cơ thể”.

“Tốt nhất nên dùng sau khi ăn khoảng tầm 15 – 20 phút và tuyệt đối không dùng gần với thời gian dùng thuốc cao huyết áp ( chẳng hạn như nếu sáng uống thuốc thì buổi trưa uống hồng sâm). Sử dụng hồng sâm đều đặn sẽ mang đến tác dụng hỗ trợ giảm xơ vữa động mạch, lưu thông máu,ổn định sức khỏe tim mạch”.

Hiệu quả hồng sâm với cao huyết áp không như thuốc điều trị huyết áp, không có tác dụng ngay mà cần thời gian. Chỉ cần dùng mỗi ngày một lượng nhỏ vừa đủ hồng sâm và duy trì lâu dài.

Qua bài viết này, chắc hẵn quý khách đã có được cho mình câu trả lời về người bị cao huyết áp, tai biến có uống sâm được không? rồi đúng không nào, hi vọng quý khách lựa chọn cho mình được sản phẩm phù hợp để bồi bổ cơ thể.