40 lượt xem
Nấm linh chi là một loại dược liệu mà từ xa xưa con người đã biết dùng để làm thuốc. Đặc biệt trong nấm linh chi còn có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm gấp nhiều lần. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách sẽ gây hậu quả khó lường.
Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.
Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong “Thần nông bản thảo” xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm.
Trong “Bản thảo cương mục” coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não, tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày).
Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa, làm tăng tuổi thọ.
Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, Acid Ganodermic, Acid Oleic, Ganodosteron, Ganoderans, Adenosin, Beta-D-glucan… (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 – 8 lần).
Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium…
Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.
Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể.
Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch
Hỗ trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
Linh chi chứa nhóm Steroid giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, ức chế nhiều loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
Nấm Linh Chi có chất Polysaccharide làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin (là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
Nấm Linh Chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá…
Chất germanium loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể.
Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh. Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.
Cụ thể, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, tuần qua, bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhân được chuyển từ tuyến trước lên.
Qua khai thác bệnh sử và người nhà, được biết bệnh nhân bị viêm gan B và suy thận mạn giai đoạn 3. Bệnh nhân uống nấm linh chi liền 3 tháng nay.
Trong 1 tháng gần đây, da bệnh nhân ngày càng vàng, đã được điều trị tại bệnh viện tuyến trước không đỡ đến ngày 16/10, tình hình bệnh nặng hơn, gia đình chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện 108.
Khi lên đến BV 108 bệnh nhân ở trong tình trạng suy thận độ IV, suy gan nặng, được lọc máu cấp cứu hai lần.Ngày 21/10, bệnh nhận rơi vào tình trạng hôn mê, thở máy.
Dù đã được áp dụng kỹ thuật lọc máu, nhưng do diễn biến nặng dần, hôn mê sâu, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Theo TS Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học Viện Y học cổ truyền Việt Nam, nấm linh chi có nhiều công dụng rất tốt nhưng nếu sử dụng sản phẩm nấm không có nguồn gốc rõ ràng, có thuốc bảo quản thì lại rất nguy hiểm.
Đặc biệt, với những người bệnh có tiền sử các bệnh viêm gan, suy giảm chức năng thận tức là chức năng các bộ phận của cơ thể không còn được như người bình thường nếu sử dụng phải nấm linh chi không đúng cách hoặc có nguồn gốc không rõ ràng, trong nấm chứa chất bảo quản, gan sẽ không còn đủ chức năng để đào thải chất độc gây tích tụ và suy chức năng gan.
Vì vậy, theo TS. Hoàng, để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng của nấm linh chi, thì nấm cần phải được sử dụng đúng cách. Do vậy, khi sử dụng cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị để tránh những bệnh khác mà bệnh nhân chưa biết.
Nấm linh chi rất tốt cho người bệnh cao huyết áp nhưng nó lại không tốt với những người huyết áp thấp hay người chuẩn bị phẫu thuật.
Bệnh nhân huyết áo thấp không nên dùng Nấm Linh Chi, bởi với những người bệnh huyết áp thấp khi sử dụng nấm linh chi làm huyết áp xuống quá thấp gây nên tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hình thành các màng máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát.
Người hay bị chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng không nên dùng nấm linh chi bởi nó sẽ càng tăng bệnh hơn.
Người bị dị ứng với họ nấm cần thận trọng khi dùng nấm linh chi.
Mọi người muốn sử dụng nấm linh chi để chữa hoặc phòng ngừa bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng, bạn cần dùng linh chi đỏ đúng cách. Nấm nấu lấy nước, hãm như trà, ngâm rượu hoặc xay nhuyễn để nấu canh, hầm với xương thịt tạo thành món súp. Món ăn này rất tốt cho người vừa trải qua bạo bệnh, người già yếu hay trong quá trình hóa xạ chữa ung thư.
Khi đun, hãm linh chi có thể kết hợp thêm cam thảo, táo tàu, atiso, hoặc cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, giúp dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính. Nên kết hợp thêm vitamin C khi uống linh chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm.
Lưu ý: Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.