Nấm Linh Chi Hàn Quốc có tính “hàn” hay không ?

Theo Đông Y, Linh Chi vị đắng, tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận. Nghĩa là, uống Linh Chi làm mát cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo Tây Y, uống Linh Chi giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn, giảm viêm gan, mật, kiềm hãm các khối u và tiêu diệt tế bào ung thư, điều hòa kinh nguyệt, ổn định huyết áp, giảm mỡ trong máu và huyết khối gây đột quỵ, làm đẹp da, ngừa mụn.

Nấm Linh Chi Hàn Quốc có tính "hàn" hay không ? 1

1. Uống nhiều Nấm Linh Chi nóng hay mát?

Từ xưa nấm linh chi đã được dùng như một loại dược liệu có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, không những thế nấm linh chi lành tính và không gây ra những phản ứng phụ trong quá trình sử dụng lâu dài.

Các nghiên cứu y học từ đông y cho đến tây y đều chưa tìm thấy thành phần độc tố trong nấm linh chi. Vì vậy, việc sử dụng nấm linh chi có thể xem như là liệu pháp an toàn đối với người sử dụng.

1.1 Lợi ích khi dùng nấm linh chi

Theo các nghiên cứu của Đông y thì nấm linh chi có vị đắng đặc trưng, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả đối với cơ thể.

Còn theo tây y thì loại dược liệu này giúp điều hòa huyết áp, tăng khả năng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, cải thiện hệ thần kinh, giảm các triệu chứng đau đầu, đau nhức tứ chi.

Giúp điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa các hiện tượng dị ứng, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, kích thích tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh đái tháo đường, các bệnh lý liên quan đến gan mật…

1.2 Không nên quá lạm dụng nấm linh chi

Dù nấm linh chi mang lại nhiều công dụng hiệu quả cho người sử dụng nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng mà cần căn cứ vào thể trạng sức khỏe của từng người để có liều lượng sử dụng cho phù hợp.

Việc sử dụng nấm linh chi đạt hiệu quả như thế nào một phần cũng tùy thuộc vào chất lượng của loại nấm linh chi sử dụng được mua ở đại lý bán hàng uy tín hay không.

2. Những ai dùng được nấm linh chi?

Theo thông tin ở trên thì nấm linh chi có tính hàn (tính lạnh) nên rất phù hợp với những đối tượng bị nóng trong người. Nếu sử dụng hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, bài trừ các độc tố ra khỏi cơ thể, điều hòa cơ địa rất tốt.

Bên cạnh đó còn có các đối tượng tiêu biểu như: Những người thường xuyên làm việc với cường độ tập trung cao, những người đang điều trị ung thư hoặc có nguy cơ cao mắc ung thư.

Những người làm việc trong môi trường độc hại, thường tiếp xúc với vi khuẩn như bác sĩ, y tá… những bệnh nhân mắc các chứng bệnh mãn tính như thiểu năng ilsulin, huyết áp, tim mạch, gan, thận…

Nấm Linh Chi Hàn Quốc có tính "hàn" hay không ? 2
Nấm Linh Chi giúp tăng cường sức đề kháng

3. Những ai không nên uống Linh Chi?

Như đã nói, Linh Chi là thảo dược tính hàn, làm mát nên không phù hợp cho người vốn đã nhiễm hàn, cơ thể quá mát, cán cân âm dương lệch về tính âm. Một trong những bệnh lý thường gặp do cơ thể quá hàn, nên tránh uống Linh Chi có thể kể đến là:

  • Người ngủ nhiều, lờ đờ, hay ớn lạnh, đau cột sống, đau cổ gáy.
  • Người huyết áp thấp.
  • Phụ nữ hay rong kinh, hoặc máu loãng. Vì Linh Chi có chứa chất chống đông máu, nên một khía cạnh nào đó, có thể làm loãng máu hơn, gây chảy máu cam, ra kinh bất thường ở người có cơ địa bất thường kể trên.
  • Người viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau đầu đông, chóng mặt…
  • Người bị tiêu chảy mạn tính, phong thấp…
Nấm Linh Chi Hàn Quốc có tính "hàn" hay không ? 3
Người bị gout hoặc phong thấp không nên sử dụng nấm linh chi

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng nấm linh chi

Đối với những người lần đầu sử dụng nấm linh chi thường cơ thể chưa kịp thích nghi với các thành phần lạ có trong nấm. Do đó, cơ thể sẽ xảy ra một số phản ứng  như nóng trong người, cảm giác khó chịu…

Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vài ngày đầu khi sử dụng nấm linh chi và khi cơ thể dần quen với những dược chất có trong nấm thì nó sẽ tự biến mất.