40 lượt xem
Sâm Hàn Quốc từ bao đời nay đã không còn mấy xa lạ đối với con người. Đặc biệt, với nhu cầu sử dụng sâm Hàn Quốc – món quà từ Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người để phục vụ nâng cao, bồi bổ sức khỏe thì sâm Hàn Quốc đang ngày càng trở nên gần gũi và được con người nhắc nhớ sử dụng thường xuyên hơn nữa.
Theo tư liệu, vào năm 1123, có 1 vị khách từ nhà Tống san thăm Goryo và sau khi trở về đã đề cập đến cách chế biến hồng sâm trong cuốn sách của mình. “Sâm tươi có màu trắng và khi cho vào thuốc thì có vị nguyên bản của sâm nhưng khi qua mùa hè để bảo quản được lâu thì nên hấp chín nó lên”.. Cách nấu chín sâm bằng nước đó được coi là sự khởi đầu của hồng sâm ngày nay.
Kỹ thuật nấu chín sâm rồi chế biến bắt đầu từ thời Joseon và ngày càng phát triển. Sau đó, kỹ thuật này được cải tiến, thêm 1 bước làm bay hơi hơi nước trong sâm đã hấp chín, từ đó hồng sâm ra đời.
Từ ‘hồng sâm’ lần đầu tiên được nhắc đến trong cuốn bút kí của vua JongJo , là để phân biệt loại sâm đã được chế biến với sâm bình thường.
Tùy thuộc vào phương pháp chế biến mà sâm được chia làm nhiều loại, vd như bạch sâm, hồng sâm,… Hồng sâm được coi là loại sâm Hàn Quốc có màu nâu hồng đã được hấp bằng hơi nước, sau đó sấy khô với mục đích để bảo quản lâu.
Thông qua quá trình sấy khô, lượng hơi nước trong sâm Hàn Quốc giảm xuống dưới 14%, quá trình đó thúc đẩy phản ứng nâu hóa, khi sâm chuyển sang màu nâu đậm thì có thể bảo quản lên đến 20 năm.
Người Trung Quốc tin rằng hồng sâm để càng lâu thì chất lượng càng tốt, vì thế hồng sâm càu lâu năm thì giá càng đắt. Thực tế thì, hồng sâm để càng lâu thì càng dậy mùi.
Trong lịch sử, không rõ người xưa đã chế biến sâm Hàn Quốc như thế nào nhưng người ta đoán rằng trước thời nhà Đường Trung Quốc, chủ yếu là dùng sâm tươi và bạch sâm – loại sâm được rửa bằng nước rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Có thể thấy rằng, việc trồng sâm bắt đầu phát triển vào thế kỷ 18, khi đó sâm được nuôi trồng nhiều hơn và phương pháp sản xuất hồng sâm được hoàn thiện.
Điều đáng ngạc nhiên là, hồng sâm vốn dĩ là loại sâm được làm ra với mục đích để bảo quản, tuy nhiên nó lại tốt hơn các loại sâm khác. Lượng saponin trong sâm tập trung chủ yếu ở phần biểu bì, ít có ở phần thân.
Vì vậy nên hàm lượng saponin ở bạch sâm khá thấp (bạch sâm là loại sâm đã được cạo bỏ một lớp vỏ mỏng). So với bạch sâm, hồng sâm là loại sâm được hấp cả vỏ nên chứa lượng saponin cao và có thể bảo quản lâu sau khi được sấy khô bằng nhiệt.
Công dụng của hồng sâm là 1 trong các thuyết Đông y được đúc kết từ các công dụng lâm sàng của sâm trong Đông y. Trong các sách đông y giải thích rất đơn giản nhưng rõ ràng về công dụng lâm sàng của sâm Hàn Quốc.
Cụ thể, theo Tây y đưa ra công dụng của hồng sâm như sau:
Có một câu thành ngữ 4 chữ có nghĩa là Quýt được trồng nhiều lần sẽ biến thành cam ba lá. Có nghĩa là dù có cùng là một loại quả mà trồng ở nơi có khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau thì chất lượng cũng sẽ thay đổi.
Ở bán đảo Hàn nơi cũng có nhiều vùng đặc sản, VD như tỏi ở Seosan, cam ở Sangju, dưa hấu ở Gochang,… và tùy vào thổ nhưỡng, nhiệt độ mà chất lượng sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Và tất nhiên với những loại cây nhạy cảm như sâm Hàn Quốc cũng vậy.
Từ xa xưa, sâm Hàn Quốc của Hàn Quốc đã nổi tiếng về chất lượng tốt. Điều này là do thổ những, khí hậu và cách nuôi trồng sâm. Dù Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều sản xuất sâm nhưng vẫn có sự khác biệt với sâm Hàn Quốc về hình dáng, hàm lượng chất dinh dưỡng….
Thứ nhất, bán đảo Hàn nằm ở khu vực vĩ tuyến 33 đến 43 độ Bắc. Đây là vị trí thuận lợi nhất cho sâm phát triển. Mỹ và Trung Quốc cũng đã tìm khu vực khô ráo phù hợp để trồng sâm nhưng hầu hết chỉ có thể trồng ở vĩ tuyến 42 độ Bắc. Điều này có nghĩa là thời gian sinh trưởng thực tế của sâm sẽ ngắn đi dù là trong cùng 1 năm canh tác.
Thứ hai, Hàn Quốc là một bán đảo dài và hẹp, và gió biển thổi từ cả hai phía của đất nước. Đó là khí hậu tốt nhất để trồng sâm Hàn Quốc.
Thứ 3 là về thổ nhưỡng. ở Hàn Quốc, đất để trồng sâmđược chọn trước, và được canh tác chuẩn bị trong vòng hơn 1 năm trước khi trồng để tạo ra đất trồng mà sâm có thể phát triển tốt nhất, còn ở các quốc gia khác áp dụng cách nuôi trồng khác nên khó có thể thực hiện được điều này.
Thứ 4, các chọn hạt giống và trồng của HQ khác với các nước khác. Khi gieo hạt, người Hàn Quốc tự chọn bằng tay những hạt giống tốt, chỉ trồng các hạt to, chắc khỏe.
Thứ 5, sâm Hàn Quốc sau khi trồng được 1 năm sẽ được chuyển đất trồng còn với loại sâm có thời gian sinh trưởng ngắn như ở TQ thì k thể thực hiện việc chuyển đất trồng được.
Các loại sâm ngoại quốc không chỉ khác biệt về giống và môi trường nuôi trồng mà còn có sự khác biệt khá lớn về cách mà người trồng trân trọng sâm, vì thế nên sâm của Hàn Quốc luôn cho chất lượng nổi trội nhất.