Làm thế nào dẫn dụ chim yến hoang dã về nhà nuôi

Chim yến sống thành bầy đàn trong thiên nhiên, cần lang thang và trà trộn với nhau để chúng có thể sinh sản một cách thành công. Không thể làm theo cách là bắt chim ở một nơi nào đó thả vào nhà yến là hy vọng một cách vô căn cứ là hi vọng một cách vô căn cứ là chim sẽ ở lại làm tổ. 

Làm thế nào dẫn dụ chim yến hoang dã về nhà nuôi 1
Chim yến

1. Tìm hiểu về loài chim yến

Chim yến trưởng thành sinh sống trong nhà có trọng lượng trung bình là 13,24g (nhỏ nhất: 12,4g; lớn nhất: 13,8g). Lông chim phần trên thân có màu đen hơi nhạt.

Phần dưới có màu xám đen, ngăn cách giữa phần lưng và phần đuôi là lông màu xám, móng chân màu đen, mắt màu nâu đen hạt nhãn, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm.

Mỏ màu đen có chiều dài trung bình 2 mm, chiều dài cánh 122 mm, lông cánh thứ cấp gồm 7 lông, lông cánh sơ cấp gồm 10 lông. Lông đuôi có chiều dài trung bình 45 mm, lông đuôi thứ cấp gồm 10 lông.

Chân có 4 ngón, chiều dài cẳng chân trung bình 10,9 mm, ống chân chiều dài trung bình 21 mm, móng chân chiều dài trung bình 4 mm.

Chim yến sử dụng đôi nhân để bám giá thể như: Vách đá, bờ tường, giá gỗ. Chúng không đậu trên các cành cây, dây điện…

2. Nhà nuôi yến cần có đủ những điều kiện nào để chim yến phát triển tốt ?

Ở Việt Nam, chim yến sinh sống trong nhà phân bố từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc – Kiên Giang và phân bố khu vực Tây Nguyên có địa hình cao trên 500 m so với mặt nước biển như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai.

Trong những năm gần đây quần thể chim yến sinh sống trong nhà ở Việt Nam ngày càng tăng. Đây là ưu thế rất thuận lợi cho nghề nuôi chim yến trong nhà phát triển và mở ra một ngành nghề mới cho người dân.

  • Nhiệt độ không khí nằm trong 27 – 310C;
  • Độ ẩm không khí từ 70 – 85%;
  • Ánh sáng lý tưởng trong nhà yến nhỏ hơn 0,2 lux;
  • Chim yến nhà sống thành quần đàn, không sống riêng lẻ;
  • Chim yến làm tổ ở nơi đảm bảo an toàn, che khuất, ít sự đe dọa của thú ăn mồi.

3. Chim yến kiếm ăn ở đâu ?

Vùng kiếm ăn của chim yến là những khu vực đồng lúa, đồi núi, rừng cây thấp, nơi đây sản sinh ra nhiều loại côn trùng bay là nguồn thức ăn yêu thích của chim yến.

Tùy theo đặc điểm thời tiết từng ngày, từng mùa trong năm, có thể thấy sự xuất hiện của chim yến và thời gian kiếm ăn ở các vùng có những khác nhau nhất định.

Vào mùa sinh sản vùng kiếm ăn của chim gần nơi làm tổ, chim bay ra bay vào nơi ở nhiều lần để đưa thức ăn về nuôi chim con.

Do vậy, trong quá trình phát triển tiến hóa, chim yến phát triển bộ móng chân để thích nghi với đời sống đeo bám.

Làm thế nào dẫn dụ chim yến hoang dã về nhà nuôi 2
Chim yến trong môi trường nhà nuôi

4. Điều kiện dẫn dụ chim yến vào nhà nuôi

Thậm chí ngược lại, sau khi thả vào đó chim sẽ nhanh chóng bay mất, báo cho bầy biết sự nguy hiểm và sẽ không trở về nhà yến ấy nữa.

Người ta chỉ có thể dụ chim yến bằng cách tạo ra những đặc điểm môi trường giống như tự nhiên bằng các cách sau:

  • Dụ chim vào nhà bằng chim yến bụng trắng.
  • Phun quét các mùi đặc trưng quen thuộc.
  • Dụ chim bằng tiếng gọi bầy đàn.
  • Gắn một số tổ giả lên ván tổ hoặc tường để chim đu bám và kích thích chim làm tổ.
  • Phun sương.
  • Liệu pháp thức ăn.
  • Xây dựng môi trường nhà yến đạt chuẩn.