524 lượt xem
Ngày xưa, yến sào từng được ví von như “yến sào cung đình” chỉ có vua chúa và hoàng thân quý tộc giàu có mới được thưởng thức. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại yến sào với đa dạng mẫu mã tùy theo mục đích và nhu cầu của người sử dụng.
Yến sào thường chỉ được sử dụng để tẩm bổ cho vua chúa hoặc sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn ở những yến tiệc quan trọng. Yến sào đã trở thành 1 trong 8 món ăn (bất trân) gắn liền với những buổi hậu đãi xa xỉ của các bậc vua chúa.
Tương truyền rằng, đế Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) và vua Minh Mạng (Việt Nam) tin rằng yến sào là thứ thuốc cải lão hoàn đồng nên hai vị vua này đã dùng yến sào thay cơm ăn hằng ngày.
Từ thời vua Tự Đức trở về trước thì quốc yến triều đình chỉ toàn đàn ông. Bắt đầu dưới thời Khải Định, khi Pháp đến do ảnh hưởng văn hóa phương Tây, trong các buổi tiệc chiêu đãi các ông chánh sứ, toàn quyền, khâm sứ, v..vv và họ đều đi cùng phu nhân.
Vì vậy, vua Khải Định cho chọn bà Ân phi cùng dự đại yến triều đình theo phong cách phương Tây. Cho đến dưới thời Bảo Đại thì cũng chỉ có một mình Nam Phương hoàng hậu được cùng nhà vua tham dự quốc yến của triều đình.
Về cách phục vụ trong buổi ngự yến thì nhà vua, các sứ thần, các đại thần mỗi vị đều được dọn riêng một mâm.
– Sơn hào chế biến từ những loại thú quý hiếm trên rừng (thịt công, đợn chân voi, da tê giác, bàn tay gấu…).
– Hải vị chế biến từ các loài thủy hải sản đặc biệt (yến sào, vi cá mập, cửu khổng, bào ngư, bong bóng cá…).
– Rồi mới đến những món chế biến từ sản vật các địa phương.Tuy nhiên, dù là yến sào dâng vua hay sử dụng ở các yến tiệc thì đều phải chế biến thành những món ăn thơm, ngon, nhưng vẫn giữ được các chất bổ dưỡng có trong yến sào.
Do đó, có thể nói những đầu bếp chế biến yến sào đều phải là những nghệ nhân tài hoa.
Món “yến thả” hay món “yến thả gà”, đây là món ăn mặn hay món khai vị trước khi khai tiệc. Món ăn này có tác dụng bồi bổ khí huyết, giải nhiệt.
Đối với yến sào, ngâm tổ yến vào nước lã chừng nửa giờ đến một giờ, đợi cho tổ tơi ra; rồi nhặt sạch lông chim, tạp chất dính vào tổ; rút từng sợi yến ra đặt vào đĩa hay bát.
Món chè yến thích hợp ăn trước khi ngủ để có tác dụng điều hòa giấc ngủ, giúp bạn dễ dàng có giấc ngủ sâu, ngủ ngon.
Tổ yến chưng đường phèn có công dụng giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, nhẹ nhàng hơn bởi các thành phần nguyên liệu giúp dạ dày nhanh no mà không hề gây khó tiêu, rất thoải mái dễ chịu.
Bên cạnh đó, tổ yến chưng đường phèn còn giúp cung cấp thêm năng lượng đã bị mất đi của cơ thể sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi, giảm căng thẳng, giảm stress và nâng cao khả năng của các giác quan.
Tổ yến hầm bồ câu là một món ăn với tổ yến vô cùng bổ dưỡng đặc biệt đối với những đối tượng có sức khỏe yếu, cần phục hồi sức khỏe như người già, người bệnh, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh.
Sách sử có ghi lại cách ăn món Yến nhồi bồ câu của vua: Vào lúc 19h00, lên giường nằm, tĩnh tâm đến khoảng 20-21h00. Có người mang yến đã nấu kỹ để nguội, bón cho ăn trong tư thế nằm. Ăn xong tráng miệng bằng nước sôi để nguội rồi ngủ.
Tổ yến om lê có tác dụng với người bị bệnh mệt mỏi mãn tính, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe, cải thiện tinh thần giúp sảng khoái và giảm căng thẳng hơn.
Tổ yến om lê được coi là một món ăn tráng miệng tuyệt vời ở những buổi yến tiệc cao cấp.
Tổ yến là thực phẩm mọi người đều biết có tác dụng quan trọng trong trong việc bồi bổ sức khỏe và sắc đẹp.
Đu đủ là trái cây giàu dinh dưỡng, không chỉ giàu vitamin, chất chống oxy hóa mà còn giàu chất khoáng và chất xơ.
Vì vậy, sự kết hợp hài hòa giữ tổ yến và đu đủ đã tạo nên một món ăn vừa ngon lại cực kỳ bổ dưỡng, nhất là đối với sức khỏe và làn da phụ nữ.
Tuy có phần phức tạp trong việc chuẩn bị thành phần nguyên liệu và cách chế biến món ăn, tuy nhiên, những món ăn trên lại vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và tốt cho nhiều đối tượng sử dụng.
Vào những ngày hè với thời tiết thất thường như thế này thì những món ăn tẩm bổ cùng với yến sào quả thực là một sự lựa chọn tuyệt vời của những cô nàng nội trợ thông minh đúng không nào ?