Hình dạng của tổ yến tự nhiên được hình thành như thế nào

Hầu hết mọi người đều biết tổ yến hình thành từ nước bọt của chim yến nhưng bí ẩn đằng sau quá trình xây tổ độc đáo này thì không phải ai cũng rõ. Hãy cùng Sâm Yến Linh Chi xin chia sẽ điều thú vị này trong bài viết sau nhé.

Hình dạng của tổ yến tự nhiên được hình thành như thế nào 1

1. Hình dạng của tổ yến tự nhiên được hình thành như thế nào?

Nhiều bạn sẽ nghĩ tổ yến cũng giống như tổ của các loài chim khác được dựng lên từ cỏ cây, rêu lá. Nhưng không phải vậy, tổ yến được hình thành bằng dịch trực tiếp từ miệng chim yến (hay gọi là nước bọt của chim yến). Và khi nước bọt ấy khô cứng lại sẽ hình thành một tổ yến vững chắc.

Bạn có băn khoăn chim yến làm tổ ra sao, tổ yến được hình thành như thế nào, vị trí ở đâu? Đơn giản lắm các bạn à, chim yến rất thông minh, nó thường chọn những nơi đã từng có tổ yến được hình thành để làm tổ bởi đó là nơi an toàn nhất.

Những nơi đó thường là hang động hay vách đá có độ sâu, rộng và thoáng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc tổ yến được hình thành. Vị trí này sẽ được cố định trong vài năm.

2. Chim yến làm tổ rất siêng năng

Hình dạng của tổ yến tự nhiên được hình thành như thế nào 2
Quá trình này sẽ được diễn ra liên tục, chim yến chúc đầu xuống dưới tiếp tục tiết nước bọt ra để làm tổ

Sau khi chọn được vị trí xây tổ lí tưởng, vào thời điểm nước bọt chim yến phát triển cũng là lúc chúng bắt đầu quá trình xây tổ. Để hoàn thành được một chiếc tổ, chim yến phải chăm chỉ rất nhiều đêm.

Đó là những đôi chim yến chọn cho mình vị trí thích hợp để làm tổ. Sau một ngày kiếm ăn, đêm đến chúng bắt đầu công việc. Khi cơ hàm ép nước bọt tiết ra, chim yến dùng lưỡi của mình để đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt nhiều lần lên vách hang hay thành vách để tạo hình tổ.

Quá trình này sẽ được diễn ra liên tục, chim yến chúc đầu xuống dưới tiếp tục tiết nước bọt ra để làm tổ. Ước tính trung bình mỗi đêm chim yến chỉ xây được khoảng 1 mm.

Sau khoảng từ 2 – 3 tiếng thì tiết nước bọt của chim yến khô lại, cấu trúc tổ yến dần được hình thành, lúc đầu như xơ mướp càng về sau thì càng chặt chẽ hơn.

Có được thành quả như vậy là cả một quá trình gian nan, vất vả và khó khăn của chim yến. Có lúc chúng phải xù lông, nhắm mắt để tiết nước bọt lên thành vách, vì thế đôi khi ta sẽ bắt gặp lông chim yến bay vào tổ và kết dính với các sợi yến chưa kịp khô. Cũng chính vì lẽ đó mà mà giá trị dinh dưỡng của tổ yến được đánh giá rất cao.

Khi tổ chim yến đủ lớn, chim yến nằm vào và sẽ quẹt nước bọt vào trong lòng tổ và cũng chính chỗ ấy là nơi chim yến đẻ trứng. Nếu bạn hoặc người đi thu hoạch nhìn thấy trong tổ có lớp xơ mướp thì có thể cho rằng chim yến sắp đẻ trứng và đấy cũng chính là chỗ đặt trứng của chim. Lần đầu làm tổ chim yến sẽ mất khoảng 4 tháng. Những lần làm tổ sau thì được chim yến xây trong vòng 1 tháng.

3. Tổ yến gồm nhiều nước bọt mỏng của chim bện chặt vào nhau

Hình dạng của tổ yến tự nhiên được hình thành như thế nào 3
Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được bện vào nhau

Chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc quá trình tiết nước bọt của chim yến thì tổ yến được hình thành như thế nào, hình thù trông ra sao? Thông thường, tổ được xây hình dạng giống như nửa cái bát được dính vào thành hang đá hoặc thành nhà của tổ yến.

Nếu ta bắt gặp tổ yến cao, có kích thước lớn hơn thì đừng quá ngạc nhiên. Đó là sau khi chim yến đẻ trứng chúng vẫn tiếp tục tiết nước bọt để làm tổ cao thêm khoảng 1 – 2 cm. Vì thế mà tổ yến già thường lớn hơn so với những tổ yến được thu hoạch sớm.

Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được bện vào nhau. Chính vì vậy mà khi bạn ngâm tổ yến vào nước thì sẽ thấy có các sợi yến dài lần lượt được tách ra và chỉ có chim yến trống mới làm tổ yến.

Tổ yến có nhiều loại và màu sắc khác nhau như màu trắng, màu hồng, màu đỏ hay người ta còn gọi là huyết yến. Chính vì vậy khi đi mua bạn cần chọn kĩ lưỡng, biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các loại tổ yến.

Từ thời gian chọn vị trí hấp dẫn đến quá trình làm tổ, hình dáng của tổ yến, hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm phần nào về quá trình tổ yến được hình thành như thế nào và sẽ hiểu thêm được vì sao giá trị dinh dưỡng của nó lại quý như vậy!