502 lượt xem
Yến sào được sử dụng phổ biến trong Đông y để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Yến sào còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn vì theo Đông y, yến sào có vị ngọt tính bình, tác động vào 2 kinh là phế và vị nên giúp làm sạch phổi, tăng sức đề kháng cho cơ thể để hỗ tợ chống lại các vi khuẩn siêu vi gây nên viêm niêm mạc đường thở. Sản phẩm này mang công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng huyết rất hiệu quả.
Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: Viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi.
Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp, bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác. Tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận…
Viêm phế quản cấp là bệnh rất thường gặp ở Việt Nam, hầu như bất cứ người nào cũng đều đã một hoặc nhiều lần bị viêm phế quản cấp, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc người già, những người có bệnh mũi, xoang hoặc khuyết tật về phổi…
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng cũng là một trong những nhiễm trùng hô hấp rất thường gặp, hàng năm tại Hoa Kỳ có từ 2-3 triệu bệnh nhân mắc viêm phổi nhập viện điều trị, tại Khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, khoảng 12% các bệnh nhân nhập viện điều trị vì viêm phổi.
Hầu hết các bệnh nhân viêm phổi được chữa khỏi hoàn toàn, một số bệnh nhân có thể tiến triển thành áp xe phổi, hoặc tràn mủ màng phổi, một số ít bệnh nhân có thể tiến triển thành hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong.
Hen phế quản là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lứa tuổi trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày khi tình trạng bệnh không được kiểm soát.
Bệnh nhân có thể xuất hiện cơn bùng phát nặng có thể gây tử vong ở bất cứ thời điểm nào khi tiếp xúc với dị nguyên, ngay cả khi bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát.
Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (tỷ lệ 5 nam/ 1 nữ), bên cạnh đó, hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, không còn chỉ định phẫu thuật (60-80%), do vậy, thời gian từ khi được phát hiện đến khi tử vong ngắn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ dưới 15%.
Hen suyễn hay còn gọi là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp, do viêm niêm mạc đường thở gây ra phù nề và co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và phản ứng trong phế quản. Căn bệnh này khá nguy hiểm và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Bệnh hen suyễn có những triệu chứng như: ho mãn tính, dai dẳng; thở khò khè; thường thấy hụt hơi khi vận động nhẹ; dễ bị dị ứng và hay bị viêm phế quản.
Khi bị hen suyễn thì người bệnh cảm thấy rất khó thở, khó chịu, cơ thể mỏi. Đối với trẻ em và người già sức lực yếu thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Yến sào dùng cho người bị hen suyễn có thể sử dụng theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên cách dùng hiệu quả vẫn là chưng đường phèn.
Tổ yến đem làm sạch bằng cách ngâm nở rồi nhặt sạch lông và tạp chất, rửa lại bằng vài lần nước.
Cho yến và lá gừng vào thố sứ, thêm nước rồi chưng cách thủy từ 45 – 60 phút.
Cho đường phèn vào thố yến, đảo đều và bắc ra dùng nóng.
Yến sào chưng đường phèn dùng cho người bị hen suyễn nên dùng nóng để giữ ấm cơ thể. Nên uống vào buổi sáng khi bụng đói để có thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả.
Liều dùng của trẻ em bằng ½ của người lớn.
Tổ yến dùng cho người bị hen suyễn vô cùng lý tưởng. Đây là sản phẩm lành tính nên có thể sử dụng liên tục, tuy nhiên cần lưu ý đến liều lượng sử dụng, tránh lạm dụng vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.