1083 lượt xem
Cách chế biến yến sào phù hợp nhất cho bà bầu giúp mang lại công dụng hiệu quả cho người đang mang thai. Với công thức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, nấu yến sào cho bà bầu đòi hỏi người tiêu dùng có được công thức đúng thì có thể mang lại hiệu quả cao.
Yến sào một nguồn thực phẩm quý giá từ thiên nhiên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất quý hiếm rất tốt cho cơ thể con người, nhất là đối với phụ nữ mang thai.
Đối với phụ nữ có thai yến sào là một bài thuốc rất quý giá cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng tối quan trọng cần thiết cho sức khoẻ bà bầu và thai nhi trong bụng mẹ.
Hoạt chất Aspartic acid có trong tổ yến giúp xúc tác tạo globutin kháng thể và tăng cường khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu ăn yến trong suốt thai kỳ sẽ có tỉ lệ biến chứng, bệnh vặt (cảm, ho, viêm mũi,…) thấp hơn nhờ vào hoạt động tích cực của kháng thể.
Không tăng cân trong thai kỳ là nỗi lo của hầu hết các chị em, vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng cân của thai nhi.
Chất xúc tác hreonine sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé khi bà bầu ăn yến chưng cùng đường phèn, nước dừa từ tháng thứ 6 của thai kỳ.
Tổ yến có tác dụng duy trì vẻ đẹp rất hiệu quả nhờ vào hàm lượng collagen. Mẹ bầu ăn yến sào sẽ đề phòng trước các triệu chứng thâm nám, rạn da, nứt da ở mông, đùi, bụng và chống lão hóa da cực kỳ hiệu quả.
Có rất nhiều nghiên cứu đưa ra tác dụng của tổ yến đối với hệ thần kinh. Trong đó, chất glutamic có trong yến giúp bà bầu giảm stress, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, suy nhược… giúp tinh thần mẹ được thư thái và thoải mái hơn.
Chú ý là ngâm bằng nước lạnh. Lượng yến tùy thuộc bạn muốn ăn ít hay nhiều, nhưng thông thường 1 lần ăn từ 3 – 5 gram là đủ. Thời gian ngâm tùy thuộc vào loại tổ yến sào mà bạn mua.
Sau khi ngâm yến, để ráo nước rồi cho yến vào thố, cho nước ngập yến. Nhưng chú ý lượng nước cho vừa phải, tối đa chiếm 80% chiều cao của thố.
Tránh tình trạng trong quá trình chưng yến nước bị tràn ra ngoài do yến nở. Bạn có thể chưng yến bằng thố hay bằng nồi chưng bằng điện.
Cho thố chưng yến vào 1 nồi có nước để chưng cách thủy, cũng cần lưu ý là lượng nước ở nồi cũng tối đa khoảng 80% thố chưng yến, để đảm bảo lượng nước đủ trong quá trình chưng yến cho bà bầu không bị cạn, cũng không bị tràn vào thố.
Thời gian chưng cũng tùy thuộc vào loại tổ yến sào. Nếu bạn muốn ăn yến dai thì thời gian chưng yến sẽ rút ngắn lại, còn muốn ăn yến kĩ một chút thì thời gian lâu hơn. Thời gian chưng yến cho bà bầu như sau:
Sau các bước trên ta tiến hành chưng cách thủy tổ yến với lửa nhỏ khoảng 20phút cho yến chín, đồng thời luộc riêng hạt sen cho mềm và chín khoảng 25phút.
Khi yến và hạt sen đã chín ta cho hạt sen vào chén chưng yến, cho nước đường phèn vào và bắt lên bếp đun sôi khoảng 5phút là xong món ăn.
Với cách chế biến yến sào chưng hạt sen cho bà bầu không quá khó mà món ăn lại có tính thanh mát sẽ rất dể ăn và bồi bổ cơ thể.
Bên cạnh những lợi ích trên, có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu ăn yến chưng thì trẻ sẽ bị hen suyễn sau khi sinh và một số bà bầu bị dị ứng.
Đối với những mẹ có thể trạng yếu, nên bắt đầu ăn yến từ tháng thứ 3 thai kì trở đi. Bởi lúc này, thai nhi đã ổn định hơn nên tính hàn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé.