135 lượt xem
Súp càng cua tổ yến, đậu xanh bí đỏ là một món ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho các bé yêu. Thịt cua nấu với tổ yến và bí đỏ sẽ đem lại một món ăn ngon hấp dẫn với màu vàng cam đặc trưng của bí đỏ sẽ kích thích thị giác của bé, gợi cảm giác thèm ăn, hương vị thơm ngọt và rất giàu dinh dưỡng. Hãy cùng Sâm Yến tham khảo ngay công thức chế biến món ăn bổ dưỡng này nhé!
Tổ yến có chứa Lysine – một axit amin giúp trẻ ăn ngon miệng giúp cơ thể trẻ tăng cường trao đổi chất và cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Đặc biệt, nó có thể giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì canxi. Đây chính là lợi ích thiết thực nhất mà các mẹ có thể trông chờ từ yến sào với những trẻ biếng ăn, chậm lớn.
Yến sào có những thành phần kích thích sự tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể bé từ đó giúp bé thèm ăn, hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn.
Tổ yến sào có hàm lượng protein rất cao, Protein có tác dụng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển mô cơ của trẻ.
TRYPTOPHAN: Có hai chức năng quan trọng, một là được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3), hai là cung cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ và tâm trạng.
Như vậy có thể thấy 2 axit amin quan trọng trong yến sào đã giúp bé cải thiện vị giác, ăn ngon miệng hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Để thực hiện món ăn thơm ngon, bổ dưỡng này cho bé yêu bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Bạn cho tổ yến vào ngâm nước khoảng 20 – 30 phút cho đến khi sợi yến mềm, sau đó vớt ra, để ráo nước.
Gọt bỏ vỏ của bí, rồi tách bỏ ruột, sau đó thái miếng nhỏ.
Đậu xanh bạn ngâm vào nước ấm khoảng 1 giờ để đậu được mềm, sau đó bạn rửa sạch để ráo nước.
Đun sôi nước, bạn cho bí vào nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút, cho bí được mềm.
Lấy bí ra, để nguội bớt và mang xay nhuyễn, rồi cho bí xay cùng với đậu xanh vào chiếc nồi đun cho sôi. Tiếp theo cho thịt cua cùng với giăm bông vào và quấy đều.Pha bột năng cùng với nước dùng gà, trộn mức hợp lý sao cho vừa sánh đặc là được.
Cho tiếp lòng trắng trứng gà vào, sau đó khuấy đều, và nêm chút muối vừa ăn.
Bạn cho yến vào thố sứ có nắp đậy, cho vào nồi chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút.
Sau khi chế biến chín súp cua với bí đỏ thì ta mới cho yến vào chung để ăn cùng.
Với món ăn này, các mẹ có thể rồi rắc rau mùi đã xắt nhỏ lên trên. Như vậy sẽ gây thích thú cho bé khi ăn. Và đặc biệt, món súp cua tổ yến hầm bí đỏ sẽ ngon hơn khi dùng nóng.
Cho trẻ ăn yến sào một cách từ từ, từng lựơng nhỏ (để tránh lãng phí) và duy trì trong thời gian dài (khoảng 2 – 3 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt).
Nên cho trẻ ăn yến sào vào lúc bụng đói buổi sáng hoặc vào buổi tối, trước khi đi ngủ một giờ, để tối đa sự hấp thụ dưỡng chất quý giá trong yến sào.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên ăn yến sào. Giai đoạn này trẻ cần dinh dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Tổ yến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Ngoài ra, giá trị của yến sào cũng khá cao, nên việc bảo quản để sản phẩm không bị hư hỏng là rất quan trọng và cần chú ý.
Thứ nhất, chọn nơi bạn cho rằng khô ráo nhất trong nhà, thỏa mãn các điều kiện về sự đối lưu không khí (có gió vào thì phải có gió ra).
Ánh sáng (ánh đèn sợi đốt và ánh nắng) phải ở mức độ nhẹ, bạn có thể lấy nhiệt độ ánh sáng lúc 7h sáng để làm chuẩn. Tránh bảo quản yến sào ở những nơi có độ ẩm cao (>10%).
Thứ hai, sẽ có trường hợp các loại côn trùng và động vật làm nơi trú ẩn, và bạn biết chúng rất thích yến tổ, bởi vì độ ẩm khiến chúng tưởng đấy là nhà của mình.
Thứ ba, hãy bảo quản yến tổ trong hộp nhựa kín nhé. Với các loại vi khuẩn hiếu khí thì nên lót thêm giấy hút ẩm ở trong hộp, vừa giảm va đập cho yến, vừa giảm vi khuẩn tạo mốc. Nếu bạn cẩn thận hơn nữa thì cho thêm vài gói hút ẩm cho an toàn.
Với yến đã ngâm nở chúng ta sẽ làm ráo nước và bỏ yến vào túi ni-lông khít miệng, bảo quản tủ ngăn đông tủ lạnh. Nhưng, cũng chưa phải là kết thúc, bởi vì khi việc bảo quản lạnh là điều bất khả kháng đối với yến tươi nên khi đưa vào tủ lạnh, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải dọn dẹp thật sạch tủ.
Tránh để cùng với các loại thức ăn tươi sống, có mùi lâu ngày và điển hình là thức ăn đã chín. Vì sẽ tạo điều kiện sản sinh ra các loại vi khuẩn mà bạn sẽ không muốn nghĩ tới đâu, chúng sẽ làm cho yến tươi cực kỳ nhanh hỏng.
Khi đã chế biến thành món ăn, thời gian lưu trữ sẽ tùy thuộc vào từng loại thực phẩm chế biến cùng với yến. Mỗi một loại thực phẩm lại có khả năng lưu trữ khác nhau.
Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thời hạn bảo quản của từng loại thực phẩm, tránh trường hợp chất lượng yến sào bị ảnh hưởng do biến đổi của những thực phẩm được chế biến kèm. Lời khuyên: tổ yến đã chế biến chỉ nên để từ 2-3 ngày.
Trong trường hợp yến tổ để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, yến sẽ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và sự oxy hóa. Lúc này, yến tổ có vẻ hơi mềm, bụi bẩn và hơi bị ẩm mốc.
Lưu ý:
Sẽ có 2 hình thức sấy yến nếu chúng ta bị rơi vào hoàn cảnh bắt buộc phải bảo quản, đó là sấy lạnh và sấy khô.
Cách sấy khô như sau: nếu bạn có đủ trang thiết bị để sấy khô thì nhiệt độ lý tưởng sẽ là 37o/sấy trong 36 tiếng. Với mức nhiệt này yến sẽ giữ được 99% thành phần dinh dưỡng, độ ẩm <3% và điều đặc biệt là yến sẽ không bị cháy do nhiệt.
Ngoài ra, nếu bề mặt yến tổ đã chuyển sang màu đen đồng nghĩa rằng yến tổ đã bị ăn mòn bởi vi khuẩn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng. Lúc này yến không thể dùng được nữa, đừng tiếc nếu như bạn không muốn bị ung thư.