Bật mí phương pháp điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Người già sợ nhất là bị xương khớp, nhất là bệnh thoái hóa khớp rất nguy hiểm. Thoái hoá xương khớp thường gây đau nhức, khó khăn cho việc đi lại, hoạt động. Khi đã bị xương khớp, cách khắc phục nhanh nhất là uống thuốc kết hợp với ăn uống để tạo thêm chất nhờn nhưng hầu hết các biện pháp này tác dụng rất chậm, trên thực tế hoàn toàn không giống như bạn nghĩ.

Bật mí phương pháp điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp 1
Thoái hóa khớp gối

1. Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp

Mỗi khi chúng ta vận động sẽ đều tạo ra sự ma sát giữa các khớp xương. Sự ma sát xảy ra quá nhiều (do vận động nhiều) sẽ khiến các khớp xương bị thoái hóa. Các khớp thường dễ bị thoái hóa bao gồm: khớp gối, khớp bàn tay, cột sống thắt lưng, các khớp cột sống cổ,…

Người càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp càng cao. Nguyên nhân do dịch nhầy ở lớp sụn đệm giữa hai đầu xương càng ít dần khi tuổi càng lớn. Khi dịch nhầy không còn sẽ làm các khớp xương bị thoái hóa.

Ngoài ra, bệnh thoái hóa khớp còn chịu ảnh hưởng từ một vài yếu tố khác. Bệnh có thể do di truyền; có thể do chấn thương khớp trước đó; cũng có thể do khớp bị nhiễm trùng do viêm mà ta không biết,…

Thoái hóa khớp là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh mức độ nhẹ chỉ gây ra các cơ đau nhức khớp khoảng 10-15 phút. Bệnh nặng có thể khiến bạn nằm liệt giường. Bệnh càng để lâu, triệu chứng trở nặng thì quá trình điều trị càng khó khăn. Khả năng hồi phục lại bình thường là rất ít, đặc biệt là ở người cao tuổi.

2. Hiểu rõ về nguyên nhân và những tác hại của bệnh thoái hóa khớp

Bệnh viêm xương khớp là một bệnh mãn tính, khiến người bệnh phải chịu các cơn đau đớn, khó chịu về cả thể chất lẫn tinh thần. Trường hợp bị nặng, người bệnh viêm xương khớp có thể gặp khó khăn trong vận động, thậm chí không thể cử động, kéo dài lâu ngày sẽ dẫn tới teo cơ và đối mặt với nguy cơ tàn phế.

Thông thường chúng ta đều cho rằng bệnh viêm xương khớp là bệnh của người già, nhưng thực tế bệnh còn xuất hiện ở những người trẻ tuổi do chịu thương tích từ chấn thương. Chế độ ăn uống và hoạt động không lành mạnh cũng là tác nhân gây nên bệnh viêm xương khớp ở lứa tuổi còn trẻ.

Bệnh viêm xương khớp là bệnh lí chủ yếu ảnh hưởng tới sụn. Tế bào sụn khớp bình thường được cấu thành từ một mạng lưới chặt chẽ của các chất proteoglycan và collagen.

Trong đó, aggrecan và acid hyaluronic tạo ra một tổng thể proteoglycan khổng lồ và tạo ra các chất glycosaminoglycan mang điện tích âm (GAG).

Cấu trúc của sụn khớp chủ yếu là do collagen type II tạo nên. Quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể cũng có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe của sụn khớp.

Thông thường, sự cân bằng giữa hoạt động đồng hóa và dị hóa của tế bào sụn khớp có liên quan chặt chẽ tới việc tái tạo lại cấu trúc tổng thể của sụn khớp. Sự mất cân bằng giữa đồng hóa và dị hóa sẽ kích thích thay đổi trong tình trạng viêm xương khớp và làm tăng các yếu tố gây viêm nhiễm.

Viêm xương khớp gây ra thoái hóa sụn khớp. Nguyên nhân của bệnh viêm xương khớp là sự tăng sinh men tiêu hủy cấu trúc nền (matrix metalloproteinases – MMPs), các cytokine gây viêm và các chất trung gian dị hóa làm các cấu trúc protein dạng sợi bị teo đứt.

Vón cục thành những khối vô định hình, ngăn cản nguyên bào sợi sản sinh mới collagen và các chất bảo vệ sụn khớp, khiến cho cấu trúc nền của sụn khớp không được phục hồi và dần bị phá hủy.

Collagen type II bị phá hủy khi sụn bị tổn thương và được thay thế bằng collagen type I có chức năng kém hơn. Khi aggrecan và collagen type II bị suy giảm do hoạt động đồng hóa giảm sút và hoạt động dị hóa tăng lên, bệnh viêm xương khớp sẽ diễn biến nặng hơn.

Bật mí phương pháp điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp 2
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp

3. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Các biện pháp chữa trị bệnh viêm xương khớp hiện nay có sử dụng đến việc dùng các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) để giảm đau và chống viêm.

Tuy nhiên NSAID lại làm tăng tổn thương tới sụn. Bên cạnh đó, một số loại NSAID còn được biết đến là gây ra các bệnh tim và mạch. Do đó, y học hiện nay rất cần nghiên cứu và tìm ra phương pháp mới nằm ngăn chặn diễn biến của bệnh viêm xương khớp.

Bật mí phương pháp điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp 3
Điều trị thoái hóa khớp bằng Tây Y

4. Công dụng của yến sào đối với bệnh nhân thoái hóa khớp

Một trong những phương pháp để ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả chính là bổ sung Glucosamine. Và Glucosamine là một thành phần có trong yến sào; có tác dụng giúp các sụn khớp giữa hai đầu xương thêm khỏe mạnh.

Bật mí phương pháp điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp 4
Có thể điều trị thoái hóa khớp bằng Đông Y

Trong trường hợp thoái hóa khớp, Glucosamine sẽ giúp phục hồi sụn bao khớp. Ngoài Glucosamine, trong yến sào còn chứa nhiều thành phần khác tốt cho xương khớp. Cụ thể:

  • Canxi giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương.
  • Acid syalic và tyrosine giúp ngăn ngừa được sự thoái hóa khớp.
  • Lysine giúp chống lão hóa cột sống, ngăn ngừa hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi.

Bên cạnh đó, trong yến sào còn có các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ví dụ:

  • Glycol protein có tác dụng thúc đẩy sự phân chia tế bào của hệ thống miễn dịch.
  • Axit aspartic giúp xây dựng các kháng thể và hệ miễn dịch.