Bật mí công thức chế biến món yến chưng quả lê với mật ong

Nói đến tác dụng của quả lê, trong Đông Y cho rằng, quả lê có tính mát, ngọt dịu hơi chua có tác dụng hạ áp, thanh nhiệt, lợi tiểu, trị ho, tiêu đờm, giải khát rất tốt. Không những vậy, trong lê còn chứa chất chống oxy hoá giúp làm đẹp da, xây dựng hệ miễn dịch hoàn hảo cho cơ thể.

Bật mí công thức chế biến món yến chưng quả lê với mật ong 1
Qủa lê giàu dưỡng chất, hỗ trợ điều trị bệnh ho rất hiệu quả

1. Lợi ích đến từ quả lê

Theo y dược học cổ truyền, lê vị ngọt, tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, dưỡng huyết, nhuận trường, tiêu độc…, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản…

Lê là thức ăn quý đứng đầu trăm quả (bách quả chi tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp.

Y học hiện đại cũng ghi nhận lê có tác dụng hạ huyết áp, có lợi cho tim mạch. Như vậy, những người bị cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, viêm gan, xơ gan và những người hay bị váng đầu, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, tim đập hồi hộp… ăn lê rất tốt.

Với bệnh nhân bị tiểu đường, trái lê là loại trái cây phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày bởi chúng cung cấp lượng đường thấp, tự nhiên dễ dàng cho việc hấp thụ hơn.

2. Công dụng kì diệu của mật ong

Cấu tạo của mật ong chủ yếu bao gồm nước và sucrose, là một sản phẩm có thể lưu trữ được lâu mà không cần sử dụng các chất bảo quản.Thành phần chính có trong mật ong là cacbon – hyđrat, các khoáng chất, vitamin, protein, can xi, magiê…. Khi sử dụng mật ong nó đóng vai trò là một chất chống chất ô xy hóa, không chứa cholesterol và chất béo.

Thêm vào đó, mật ong còn có chứa các axit amin và khoáng chất, vì vậy sử dụng mật ong thường xuyên đều đặn sẽ giúp cho sức đề kháng của cơ thể được tăng cường.

Mật ong được xem là chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Từ xa xưa, người ta đã biết ứng dụng mật ong trong các bài thuốc chữa trị các chứng viêm nhiễm, đặc biệt rất hiệu quả khi điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm mũi dị ứng….

Để sử dụng mật ong, mọi người có thể sử dụng riêng lẻ mật ong hoặc cũng có thể kết hợp cùng những nguyên liệu khác cũng sẽ phát huy được hiệu quả của thảo dược này.

3. Tác dụng của táo đỏ

Theo Đông y, táo đỏ có tính giữ nhiệt, vị cam, giàu dinh dưỡng như prôtêin, lipit, đường, can xi, phốt pho, sắt, và nhiều loại vitamin A, C, B1, B2, caroten…có tác dụng làm đẹp da, bổ tỳ, bổ huyết, chống lão hóa… Vì thế, sử dụng táo đỏ để chế biến món ăn và bài thuốc đã trở nên rất phổ biến.

Táo đỏ phơi khô pha thay trà lấy nước uống sẽ rất tốt cho những người gặp các vấn đề ở gan, giúp thải độc tốt trong gan và đặc biệt là tăng protein huyết thanh cho cơ thể.

Trà táo đỏ giúp dưỡng họng tốt cho những người phải làm các công việc cần giao tiếp nhiều như: nhân viên kinh doanh, ca sĩ, giáo viên…

Ngâm rượu táo đỏ uống giúp máu lưu thông tốt hơn, tốt cho người mắc các bệnh ở tim mạch… Bên cạnh bài thuốc từ táo đỏ thì món ăn có nguyên liệu từ táo đỏ cũng rất được ưa chuộng.

Bật mí công thức chế biến món yến chưng quả lê với mật ong 2
Táo đỏ có tác dụng làm đẹp da, bổ tỳ, bổ huyết, chống lão hóa

4. Yến sào mang lại những hiệu quả nào ?

Trong yến sào còn chứa một khối lượng dồi dào các nguyên tố đa vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se,… đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như : tác dụng tuyệt vời của yến sào với sức khỏe có thể bạn chưa biết:

  • Giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Tăng cường độ ẩm.
  • Giảm nếp nhăn.
  • Chống lão hóa.
  • Giúp da mịn màng, săn chắc.
  • Hỗ trợ việc cải thiện hệ hô hấp.
  • Giảm huyết áp.
  • Cải thiện chức năng tim.
  • Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể.
  • Tăng tuổi thọ con người.
Bật mí công thức chế biến món yến chưng quả lê với mật ong 3
Tổ yến có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau tạo nên món ăn thơm ngon

5. Bài thuốc từ tổ yến, quả lê kết hợp táo đỏ hấp mật ong siêu đơn giản, trị dứt điểm cơn đau họng

5.1 Để thực hiện bài thuốc này, ta cần các nguyên liệu như sau
  • Tổ yến: 5gram.
  • Qủa lê: 1 quả.
  • Táo đỏ: 5 quả.
  • Một ít kỷ tử.
  • Mật ong.
  • Muối.
5.2 Cách thực hiện

Tổ yến đã tinh chế, bạn ngâm nước khoảng 30 phút, cho sợi yến được nở mềm đều.

Lê cắt nắp khoét rỗng ruột, xay nhuyễn rồi chắt lấy nước (bỏ hạt trước khi xay).

Ngâm 3 quả táo đỏ và một ít kỳ tử vào nước ấm 15phút.

Cho tổ yến, nước lê, táo đỏ, kỳ tử, 3 thìa mật ong cùng vài hạt muối vào quả lê, đun cách thủy lửa nhỏ tầm 15phút. Ăn ngay lúc nóng để thấy hiệu quả.

Bật mí công thức chế biến món yến chưng quả lê với mật ong 4
Tổ yến chưng lê, táo đỏ và kỷ tử giúp hỗ trợ điều trị đau họng

6. Những điều cần ghi nhớ khi chế biến món ăn từ quả lê, tổ yến và mật ong

Quả lê không nên dùng chung với nước đun sôi. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước đun sôi, một nóng một lạnh kích thích đường tiêu hóa gây tả.

Mật ong không nên pha với nước đun sôi: Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35oC.

Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc.

Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng 7kg. Nên thay thế mật ong bằng đường phèn nếu chưng cho trẻ em.

Không đựng mật vào bình sắt: Mật ong có tính axít yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Như vậy chất lượng mật sẽ giảm, ăn phải dễ đau bụng. Tốt nhất nên đựng mật vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.

Trên đây, Sâm Yến đã chia sẻ với các bạn về công dụng cũng như cách chế biến các nguyên liệu tổ yến,mật ong và quả lê. Chúc các bạn thành công nhé !