Bật mí cách phân biệt Sâm Ngọc Linh Thật và Gỉa

Sâm Ngọc Linh từ lâu được biết đến là loại thảo dược có giá trị kinh tế rất cao nên nhiều người vì lợi nhuận trước mắt đã tìm cách trà trộn các loại Sâm Ngọc Linh giả để bán cho người dùng. Đã không ít người vì thiếu hiểu biết biết nên đã “tiền mất, tật mang” khi mua phải hàng kém chất lượng.

Bật mí cách phân biệt Sâm Ngọc Linh Thật và Gỉa 1
Hoa Sâm Ngọc Linh

1. Có những loại Sâm Ngọc Linh giả nào ?

Hiện nay trên thị trường có đến 4 – 5 loại củ giả Sâm Ngọc Linh. Các loại củ này có hình dạng bề ngoài khá giống với Sâm Ngọc Linh nên người mua nếu không kiểm tra kỹ rất dễ bị lừa.

Nếu chẳng may mua phải củ dởm, người dùng không chỉ “tiền mất” mà còn “tật mang” , nhiều trường hợp bị phồng, rộp miệng khi sau khi dùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Loại sâm giả thứ nhất hay còn gọi là sâm giả loại 1, là một loại sâm nằm ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi nhân sâm. Loại này có DNA giống với Sâm Ngọc Linh đến 97%.

Loại thứ 2 là Tam thất hoang – là loại Sâm Ngọc Linh giả được nhái sâm thật nhiều nhất hiện nay. Xét về giá trị thì Tam thất hoang kém hơn Sâm thật cũng như sâm giả loại A1 ở trên rất nhiều.

Loại sâm giả thứ 3 thường được làm từ củ ráy. Loại củ này mọc nhiều trên các vùng núi Tây Nguyên và có giá thành rất rẻ. Tuy nhiên sau hàng loạt công đoạn sơ chế hình dạng thì loại sâm giả này được bán đắt gấp hàng trăm lần. Nếu mua phải sâm này về dùng,  người dùng có thể gặp phải các biến chứng như phồng rộng miệng…

Bên cạnh đó, có  nhiều người mua phải “xác” sâm thật. Nhìn bề ngoài thì đúng là Sâm Ngọc Linh, nhưng thực chất chỉ còn là cái xác, còn các dưỡng chất đã được ép ra bán cho các thương nhân.

Xác sâm nhẹ hơn so với sâm thật nên người bán thường ngâm xác sâm vào dung dịch tinh dầu.

Ngoài ra còn có một số củ của các loài khác có phần củ gần giống sâm cũng được sử dụng làm giả Sâm Ngọc Linh, như củ Hoàng Tinh, củ Bảy lá…

Bật mí cách phân biệt Sâm Ngọc Linh Thật và Gỉa 2
Củ Tam Thất hoang có vẻ bề ngoài rất giống Sâm Ngọc Linh

2. Hướng dẫn cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả

Trong số các loại củ giả Sâm Ngọc Linh hiện nay, củ Tam thất hoang được sử dụng nhiều nhất bởi hình dáng và kích thước bề ngoài gần giống với Sâm Ngọc Linh thật. Để phân biệt Sâm Ngọc Linh giả và thật, chúng ta có thể dựa trên những đặc điểm sau:

2.1 Về hình dáng bề ngoài:
  • Sâm Ngọc Linh thật: Củ sâm thật có củ gốc to, rõ ràng, nhiều rễ. Mỗi năm chỉ mọc một thân và rụng tạo thành mắt sâm, do đó củ sâm khá ngắn. Lõi sâm có thể màu vàng hoặc màu tím nhạt.
  • Tam thất hoang: Củ tam thất dài loắng ngoằng và rất nhiều mắt. Mỗi năm có thể mọc từ 2-13 mắt (người bán thường bẻ bớt chỉ để lại 1 nhánh để qua mắt người mua). Củ tam thất không có củ gốc, hoặc có nhưng rất nhỏ và ít rễ. Lõi tam thất hoang có màu vàng hoặc xám ghi, nhìn không đẹp màu bằng sâm thật.
Bật mí cách phân biệt Sâm Ngọc Linh Thật và Gỉa 3
Lõi bên trong Sâm Ngọc Linh có màu vàng đẹp mắt
2.3 Về mùi và vị:
  • Sâm Ngọc Linh thật: Sâm thật có mùi thơm dịu của sâm.
  • Khi nếm thử ban đầu sẽ có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh đặc trưng của sâm. Lát sâm Ngọc Linh không bị dai và ít xơ.
  • Tam thất hoang: Tam thất hoang không có mùi thơm của sâm, vị đắng khó nuốt và lát tam thất khi nhai cứng và xơ.
2.4 Về hoạt chất:
  • Sâm thật: Có đầy đủ các hoạt chất như GR2 ,G-RB1 ,G-Rg1.
  • Tam thất hoang: Cũng có các hoạt chất như trên nhưng hàm lượng chỉ bằng 60% so với sâm thật. Vì vậy người dùng không nên tin vào kết quả kiểm định của Tam thất hoang, bởi chỉ có kết luận “ mẫu gởi kiểm định có thành phần tương tự như sâm ngọc linh”, không công nhận cũng không phủ nhận rõ ràng.
Bật mí cách phân biệt Sâm Ngọc Linh Thật và Gỉa 3
Bạn hãy là người tiêu dùng thông thái khi chọn mua Sâm Ngọc Linh

Hi vọng những thông tin về cách phân biệt giữa Sâm Ngọc Linh giả và thật ở trên sẽ giúp người dùng có thêm kiến thức khi chọn mua Sâm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như tránh tình trạng “tiền mất, tật mang” vì mua phải sâm giả.