Ăn yến sào thường xuyên có làm cho cơ thể bị nóng không ?

Yến Sào là một trong những thực phẩm dinh dưỡng, cung cấp dưỡng chất quý giá đối với sức khỏe. Yến sào có thể dùng cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, nam giới đều hoàn toàn phù hợp. Thực phẩm yến sào được sử dụng chế biến thành những sản phẩm, món ăn thơm ngon bổ dưỡng khiến ai cũng yêu thích. Tuy nhiên, ăn yến sào thường xuyên có làm cho cơ thể bị nóng không ? Sau đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về cách sử dụng yến sào.

Ăn yến sào thường xuyên có làm cho cơ thể bị nóng không ? 1

1. Ăn yến sào thường xuyên có làm cho cơ thể bị nóng không ?

Trong Đông Y thực phẩm, dược phẩm nói chung có thể chia ra thành “tứ tính”. Cụ thể là hàn (lạnh), lương (mát), ôn (ấm) và nhiệt (nóng). Ngoài ra, một tính nữa ít thấy hơn đó là tính bình (không nóng cũng không lạnh).

Yến sào là tâm dịch, huyền tương, có vị ngọt, tính bình, vào phế vị thận. Do đó, có thể thấy Yến sào không có tính nóng hay mát và có thể sử dụng cho hầu hết những người có cơ địa bình thường .

Đặc tính Đông Y của yến sào cho thấy loại thực phẩm này có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, v.v…. Từ đó, yến sào có tác dụng làm sạch phổi và hệ hô hấp nói chung.

Tăng cường khả năng đề kháng đối với các bệnh qua đường hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, bồi bổ,v.v… Chúng ta có thể nhận định Ăn Yến sào không nóng. Và có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

2. Hướng dẫn cách sử dụng yến sào mang lại hiệu quả cao

Trong yến sào có chứa hàm lượng protein cao, nếu người sử dụng dùng nhiều trong một lần hoặc quá nhiều trong ngày khiến cơ thể không hấp thu được hết. Để việc dùng yến sào có hiệu quả thì việc chọn mua Yến sào chất lượng, chế biến đúng cách cũng rất quan trọng.

Dùng Yến Sào nhiều trong một thời gian ngắn do tâm lý nôn nóng là điều thường thấy ở nhiều người. Tuy nhiên, chúng tôi xin chia sẻ cho mọi người một cách để có thể dùng yến sào mỗi ngày. Không những tiết kiệm nhưng lại đạt được hiệu quả tối đa.

Chúng ta cần phải dùng đều chứ không cần dùng nhiều. Nên mỗi ngày một chén yến chưng 3gram là đủ để các chất bổ đi vào cơ thể bạn. Dùng vào lúc bụng đói trước khi ngủ hoặc sáng sau khi ngủ dậy là tốt nhất.

Nếu sử dụng yến sào quá nhiều cùng lúc thì cơ thể theo những phản xạ tự nhiên là đào thải chất thừa ra khỏi cơ thể lúc này sẽ được biều hiện bằng những triệu chứng như: nôn mửa, tiêu chảy…gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

3. Công dụng của yến sào đối với sức khỏe

Ăn yến sào thường xuyên có làm cho cơ thể bị nóng không ? 2
Yến sào có tính bình, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe
3.1 Yến Sào là tổ của con chim Yến

Yến sào được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng (bát trân). Khoa học hiện đại đã giải mã được thành phần trong Yến sào.

Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45 – 55%), trong đó chứa 18 loại Axit amin, một số Axit amin có hàm lượng rất cao. Yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già.

3.2 Có thể dùng yến sào như một thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

Theo đông y, Yến Sào vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi và triệu chứng dị ứng.

Yến sào giàu canxi và sắt là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh và trí nhớ như Mangan, Brôm, Đồng, Kẽm cũng có hàm lượng cao. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như Se-len.

Yến sào giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não như: cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), các vấn đề về gan (Threonine), đường ruột (Histidine), điều chỉnh lượng đường trong máu (Leucine), tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống (Lysine), chống viêm khớp (Methionine). Đặc biệt Acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận).

Yến Sào còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh.

Đối với hệ huyết học, Yến Sào làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.

3.3 Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ nét thanh xuân nên ăn Yến sào

Bởi trong yến sào có chứa Threonine là chất hình thành Elastine và Collagene giúp da không bị lão hóa. Yến sào nguyên chất còn có công dụng giúp thanh lọc phổi và các cơ quan hô hấp, giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, làm đẹp da, tăng thể trọng…

Khác với các loại thực phẩm thông thường, Yến sào ăn lúc nào cũng được. Chúng ta hay ăn Yến Sào chưng cách thủy với đường phèn. Người bị bệnh hoặc người khỏe có điều kiện thì nên ăn yến thường xuyên để tăng cường và duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, Yến sào cũng là thức ăn rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng.

4. Lưu ý khi sử dụng yến sào, cần ghi nhớ

Ăn yến sào thường xuyên có làm cho cơ thể bị nóng không ? 3
Yến sào có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn

Chính vì những công dụng ưu việt nêu trên mà nhiều gia đình đã lạm dụng yến sào trong quá trình sử dụng. Sử dụng yến sào cho trẻ em, cho bà bầu và tất cả thành viên trong gia đình không theo liều lượng phù hợp có thể dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe không mong muốn.

4.1 Trường hợp nên ăn yến sào

Yến sào chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư, khí hư, âm hư, thường là những người suy nhược cơ thể, người hơi ngắn, miệng khô, đờm nhiệt, ho lao.

Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh, cũng có thể ăn yến. Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, tươi nhuận và mịn màng.

4.2 Trường hợp không nên ăn yến sào

Theo Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Tuy nhiên những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng.

Cơ thể đang bị hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt… thì không nên dùng yến. Lý do, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa kém, ăn yến khiến bệnh càng nặng hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng yến sào.

Lương y khuyên rằng người dùng nên kết hợp yến với thuốc Đông Y bao gồm: Kỷ tử, sa sâm, đẳng sâm, táo. Tùy theo thể trạng của từng người mà dùng liều lượng khác nhau, bởi ăn quá nhiều yến cũng không tốt cho cơ thể. Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật dùng yến sào bồi bổ rất tốt.