362 lượt xem
Yến sào là một thực phẩm cao cấp ở vùng Á Đông, là trong 8 món ăn nổi tiếng: yến sào, bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu,nên các bữa tiệc Cung Đình không bao giờ thiếu món yến sào.
Câu chuyện nửa hư nửa thật về ăn yến sào giữ tuổi thanh xuân các phủ đệ thuộc làu để dạy cho con cháu về bí quyết sống.
Còn trong những bữa tiệc, món súp yến ngự thiện đưa lên, vua cũng chỉ ban cho các quan có phẩm hàm cao nhất mà thôi
Từ thời vua Tự Đức, yến sào do các quan xứ Quảng tiến cung trở thành một thứ ẩm thực mang đẳng cấp cung đình với cách chế biến chủ yếu là nấu súp hoặc chưng cách thủy với đường phèn.
Có hai từ “yến tiệc” là bởi trong các bữa tiệc Cung Đình thịnh soạn thời xưa không bao giờ có thể thiếu món yến sào. Nó đã trở thành một trong 8 món ăn (bát trân) nổi tiếng gắn liền với những buổi hậu đãi xa xỉ của các bậc vua chúa.
Tục truyền rằng, hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng (Trung Quốc) và Vua Minh Mạng (VN) tin rằng yến sào là thứ thuốc cải lão hoàn đồng, dùng thay cơm ăn hàng ngày.
Ngày nay, bằng nhiều phương pháp phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra giá trị bổ dưỡng của yến sào, đó là trong yến sào chứa hàm lượng protein rất cao (42,8 – 54,9%).
Các acid amin cần thiết cho cơ thể con Người không thay thế được như cystein, phenylalanin, tyrosin, đường glucose, vitamin B, C, E, PP…
Có công dụng bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, ổn định thần kinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. dùng cho những người gầy gò, biếng ăn…suy nhược cơ thể,bệnh nhân sau mổ,hoặc sau xạ trị.
Yến sào giúp cho người ta bồi bổ sức khỏe, làm tăng khả năng yêu đương và sáng suốt tinh thần.
Vì thế thời vua Gia Long, triều đình đã ban sắc phong một bước thành quan cho một vị thủ lĩnh làng nghề chuyên đi “làm yến” ở các vùng biển phía Nam kinh đô.
Một bát hương thờ được đặt ở miếu tổ nghề yến ngay tại Bãi Hương, Cù lao Chàm. Đứng ở miếu này, người ta nhìn ra khơi có thể thấy khá rõ Hòn Khô, chính là đảo vàng trắng đem lại một nguồn lợi to lớn nhờ thứ huyết yến danh bất hư truyền khắp vùng Đông Nam Á không nơi nào sánh kịp.
Một điều thú vị là hầu hết yến sào trên thế giới sau khi thu hoạch đều đổ về Hồng Kông – nơi được mệnh danh là “khu chợ trời của thế giới” – mặc dù Hồng Kông hoàn toàn không có yến làm tổ.
Yến sào sau khi trung chuyển qua đây lại được xuất tới hơn 20 quốc gia khác trên thế giới. Do đặc tính hiếm quý của nó, trên thị trường đã xuất hiện yến sào giả làm bằng da lợn tẩm trầm hương, rất khó phát hiện bằng mắt thường.
Với những đặc tính quý giá của nó, các nhà khoa học đã nghiên cứu chế biến, chiết xuất yến sào thành những vị thuốc, nước uống bổ dưỡng…
Thêm một cánh cửa mở cho nguồn nguyên liệu yến sào. Việc còn lại là làm sao bảo vệ, phát triển đàn yến để yến sào thực sự là “vàng trắng” của quốc gia.