3344 lượt xem
Yến sào là loại thực phẩm bổ dưỡng, lành tính có thể phù hợp với nhiều đối tượng. Sử dụng yến sào không những có thể chăm sóc sức khỏe mà còn có khả năng chăm sóc sắc đẹp hiệu quả. Hiện nay, yến chưng là món ăn phổ biến và có nhiều phương pháp khác nhau trong đó có chưng yến bằng nồi chưng điện.
Nồi chưng yến được sản xuất kèm theo các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Điều này giúp bạn có thể xây dựng dược thời gian chưng yến sào cho phù hợp từng loại tổ yến, đối tượng sử dụng hay sở thích khác nhau.
Nồi chưng yến sử dụng năng lượng điện để nấu nên rất ổn định và dễ điều chỉnh. Thông thường chỉ cần 30 – 45 phút là bạn đã có một bát yến sào chưng ngon lành.
Nồi chưng yến không chỉ để chưng mỗi yến sào mà bạn còn có thể linh động chế biến nhiều món khác. Sau khi chưng chín yến sào, bạn có thể cho thêm một số thực phẩm yêu thích khác (đã được làm chín sẵn trước đó) như hạt sen, táo tàu, đông trùng,… vào nồi chưng thêm với yến thêm khoảng 5 -10 phút nữa.
Nồi chưng yến sử dụng nhiệt lượng thấp, đảm bảo vừa đủ làm chín yến mà không làm mất đi lượng dinh dưỡng vốn có.
Trước hết, ngâm tổ yến vào nước và làm sạch. Đây là bước quan trọng đầu tiên mà bất kỳ cách chưng yến nào cũng phải áp dụng. Tổ yến được ngâm nước cho nở trước khi đem đi chưng.
Thời gian ngâm tùy thuộc loại tổ yến bạn sử dụng. Bạn nên lưu ý đừng ngâm yến và làm sạch chúng trong nồi chưng yến, bởi có thể xảy ra sự va đập làm vỡ thố sứ trong nồi chưng yến.
Tổ yến đã được làm sạch và ngâm nở sẽ được cho vào thố sứ. Đổ vào một lượng nước vừa đủ để chưng yến. Bạn nên nhớ mức nước không được vượt quá 80% thể tích của thố sứ, nhưng vẫn phải đảm bảo nước ngập hết bề mặt tổ yến.
Kế tiếp lau thật khô bề mặt bên ngoài của thố sứ và đặt nhẹ nhàng vào nồi chưng yến. Bạn không nên sử dụng thố sứ đun trực tiếp trên lửa, bởi có thể khiến thố biến dạng hoặc hư hỏng. Bạn cũng không nên sử dụng thố sứ khác để thay thế cho cái nguyên bản.
Trước khi nấu, nhớ đậy kín nắp thố. Nếu nắp đậy không kín sẽ làm hơi nước bị thất thoát làm kéo dài thời gian nấu.
Cuối cùng cắm dây điện và bắt đầu chưng yến (không được cắm điện sẵn trước). Dây điện phải luôn được giữ khô ráo để đảm bảo an toàn, lau thật khô nếu lỡ dây điện bị ướt.
Vệ sinh lồng nấu: Dùng khăn mềm lau sạch từ bên trong ra bên ngoài. Bạn không nên dùng loại chùi rửa inox bởi có thể khiến phần nhôm trong lồng nấu bị hư.
Vệ sinh thố sứ: Bạn ngâm thố sứ trong nước ấm, sử dụng khăn mềm lau chùi nhẹ nhàng bằng dung dịch tẩy rửa.
Nước trong thố phải ngập hết lượng yến muốn chưng. Để có đủ nước cho yến nở to, bạn không nên cho nước quá ít khi làm món tổ yến chưng đường phèn.
Nhưng tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể gia giảm nước để tạo ra món ăn đặc hay lỏng theo ý thích. Tuy nhiên, nhất thiết bạn phải chế nước ngập lượng yến có trong thố.
Mực nước bên trong thố (bao gồm yến, nước, và các thành phần khác) không nên vượt quá 70 – 80% (khoảng ¾) chiều cao của thố. Các thành phần bên trong thố sẽ dần dần nở ra khi được đun nóng, lúc đó nước sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), vô cùng lãng phí.
Nấu với lửa nhỏ và giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 80oC. Yếu tố kích thích phân bào có trong tổ yến hoạt động ở nhiệt độ khoảng 80oC, nó sẽ mất tác dụng nếu nấu tổ yến ở nhiệt độ quá cao hoặc trực tiếp trên lửa.
Protein cũng sẽ bị phân hủy trong môi trường có nhiệt độ cao. Do đó, bạn hãy luôn nhớ để lửa nhỏ khi chưng tổ yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố yến luôn ở mức khoảng 80oC.
Thời gian chưng yến phải đủ lâu. Nếu bạn muốn ăn thưởng thức món tổ yến chưng đường phèn với hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai dai, giòn giòn, bạn có thể nấu trong khoảng thời gian 30 phút, sau đó ủ thêm 10 – 20 phút nữa, khi ăn sẽ có cảm giác ngon hơn.
Nhưng nếu bạn muốn cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất của yến sào một cách tối ưu nhất, bạn nên nấu cho tới khi yến tan ra thành nước (có khi thời gian chưng phải lên đến 4 – 5 giờ).
Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.
Chỉ nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn trong khi nấu, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến.
Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.