97 lượt xem
Tổ yến với thành phần dinh dưỡng cao mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đồng thời cũng giúp các bé tăng sức đề kháng và ăn ngon miệng. Tuy nhiên, khi chế biến yến sào cho bé, các mẹ cần lưu ý những điều cơ bản sau để tổ yến phát huy tối đa hiệu quả.
Yến sào được phân làm hai loại chính, xét về nguồn gốc. Thứ nhất là yến sào lấy ngoài tự nhiên. Thứ hai là yến sào lấy từ các nhà nuôi yến do con người xây dựng.
Yến sào tự nhiên do chim yến làm tổ ở các vách đá, hang núi ngoài biển, đảo,… Cho nên, nếu nói nguồn gốc yến sào tự nhiên là từ biển cũng không sai. Tuy nhiên, yến sào không phải là hải sản và cũng không liên quan gì tới hải sản hết.
Trong hải sản chứa nhiều nguồn dinh dưỡng vô tận rất tốt cho trẻ. Dị ứng hải sản khiến trẻ hoàn toàn mất đi khả năng hấp thu những dưỡng chất quý giá này.
Do đó, bạn càng phải bổ sung chúng lại từ những nguồn thực phẩm khác, chẳng hạn như yến sào. Và do yến sào hoàn toàn không phải là hải sản. Vì vậy, các mẹ có thể cho con ăn yến sào mà không lo về vấn đề dị ứng hải sản của trẻ.
Yến sào đem đến nhiều nguồn lợi cho sức khỏe của trẻ. Cụ thể, ăn yến sào giúp trẻ nâng cao sức khỏe; bổ sung nhiều dinh dưỡng; tăng cường sức đề kháng; đẩy mạnh phát triển trí não, giúp trẻ thông minh hơn; tốt cho hệ tiêu hóa, giải độc, mát gan;…
Nhưng có một điều lưu ý nữa là tuy yến sào không liên quan dị ứng hải sản nhưng cũng không đảm bảo hoàn toàn không gây dị ứng cho trẻ. Do đó, để an toàn hơn, mẹ nên cho bé thử một ít lúc ban đầu sử dụng.
Sau khi thử, mẹ hãy đợi một thời gian xem cơ thể bé có phản ứng gì không. Nếu bé hoàn toàn bình thường, bạn có thể yên tâm cho bé sử dụng yến sào. Tốt nhất nên cho trẻ sử dụng với lượng ít trước, sau đó mới tăng dần từng chút một.
Dù yến sào tốt và bổ dưỡng thì vẫn có những lúc bạn không nên cho trẻ sử dụng yến sào. Dưới đây là những lưu ý khi cho trẻ dùng yến sào:
Trẻ chưa đủ 7 tháng tuổi: Trẻ lúc này còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu. Dinh dưỡng trong yến sào quá dồi dào khiến bé chưa đủ khả năng hấp thụ. Cho bé sử dụng yến sào lúc này có thể gây ảnh hưởng ngược. Nếu muốn dùng, bạn có thể thay thế bằng nước yến, bé sẽ dễ hấp thu hơn.
Trẻ đang mắc các bệnh: Đau đầu, cảm cúm, đầy bụng, đau bụng do lạnh; trẻ bị viêm phế quản,viêm da; trẻ gầy yếu, người xanh xao, tỳ vị hoạt động kém…
Thời gian chưng tổ yến cho người lớn thường dao động từ 15 – 20 phút. Tuy nhiên bộ máy tiêu hóa của trẻ còn yếu, răng cũng chưa phát triển đầy đủ; do đó mẹ cần chưng yến khoảng 35 – 40 phút cho sợi yến mềm hơn. Như vậy sẽ giúp các bé dễ ăn và dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
Nếu mẹ chỉ cho bé dùng tổ yến chưng mà không dùng chung với các món khác;thì thời gian ăn yến tốt nhất cho bé là vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sớm.
Bên cạnh tổ yến chưng đường phèn, mẹ cũng có thể cho bé ăn yến sào kèm với cháo. Nhưng mẹ không nên nấu cháo và tổ yến chung với nhau đâu nhé.
Thay vào đó, mẹ hãy chưng yến sào riêng, nấu cháo riêng. Đến khi cháo chín thì mẹ cho phần yến đã chưng vào nồi cháo và trộn đều rồi cho bé ăn ngay là được.
Tuy yến sào rất bổ dưỡng và tốt cho trẻ nhưng mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Nguyên do là hệ tiêu hóa ở bé yếu ớt hơn người lớn; sử dụng quá nhiều làm bé khó hấp thu hết lượng dinh dưỡng dồi dào từ yến sào. Tốt nhất mẹ cần lưu ý các hướng dẫn chế biến yến sào cho bé sau:
– Đối với trẻ dưới 7 tháng tuổi: Tốt nhất không nên cho trẻ sử dụng yến sào.
– Đối với trẻ từ 1-4 tuổi: Mỗi ngày cho bé ăn khoảng 1gr yến thô hoặc yến tinh chế; tương ứng với 80ml nước yến sào hoặc 1/4 chén cơm.
– Đối với trẻ trên 4 tuổi: Mỗi ngày cho bé ăn khoảng 2gram yến thô hoặc yến tinh chế; tương ứng với 160ml nước yến sào hoặc 1/2 chén cơm.
Bên cạnh cho bé ăn yến đúng cách, bạn đừng quên phối hợp dinh dưỡng trong các bữa ăn chính của bé. Nên cho bé ăn rau củ quả thêm nữa nhé.
Áp dụng đúng các gợi ý trên sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, trí tuệ và thể chất cũng phát triển toàn diện hơn. Đặc biệt, tổ yến rất tốt đối với những bé bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, mắc bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản…