882 lượt xem
Yến sào là món ăn cao cấp, là tinh hoa của ẩm thực Việt Nam. Trước đây yến sào chỉ dành cho vua quan và tầng lớp quý tộc giàu có. Ngày nay với công nghệ phát triển đàn yến nhà, yến sào đã từng bước đến được với đông đảo người dân. Tuy nhiên, việc chế biến, thưởng thức yến sào đòi hỏi một nghệ thuật tinh tế.
Yến sào hay còn gọi là tổ yến, chỉ có được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi mà loài chim này sinh sống.
Hình dạng của yến sào giống như một chiếc chén trà bổ đôi, được lấy từ nước dãi của loài chim yến trống và chim yến mái. Nước dãi của chim yến bị đông cứng lại sau khi bị tiếp xúc với không khí, đây là chất hữu cơ và ở dạng tự nhiên, dễ hấp thụ.
Yến sào được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng là món ăn gì thì cách chế biến yến sào cũng chỉ có duy nhất một cách. Đó là chưng yến sào sau đó mới trộn vào những thực phẩm đi kèm chứ không đem nấu trực tiếp.
Khi hấp cách thủy, nhiệt độ trong chén đựng tổ yến không thể vượt quá 100oC, các chất dinh dượng trong yến sào được bảo lưu tốt nhất.
Nếu dùng phương pháp nấu trực tiếp thì rất khó điều chỉnh được nhiệt độ, khi đó nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng tự nhiên trong yến sào.
Chỉ có cách đó mới có thể bảo toàn được dưỡng chất cần thiết của tổ yến, lại vừa giữ được hương vị đặc trưng, độ giai giòn của tổ yến.
Khi thực hiện bất kỳ món ăn nào có liên quan đến tổ yến, bạn không nên nấu trực tiếp tổ yến với lửa lớn, cũng không nên nấu ở nhiệt độ cao, càng không nên nấu chung với các hỗn hợp khác.
Nếu bạn muốn nấu tổ yến cùng các thành phần khác, tốt nhất là nấu riêng tổ yến bằng cách chưng cách thủy với lửa nhỏ, sau đó cho tổ yến đã chưng vào món ăn mà bạn muốn chế biến. Cách làm này nhằm đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị phá hủy.
Cách chưng yến đúng cách là phải làm sao vừa bảo toàn được chất dinh dưỡng của tổ yến vừa giữ được hương vị đặc trưng, độ dai giòn của tổ yến. Mà muốn vậy thì chỉ có một cách duy nhất đó chính là chưng cách thủy.
Đổ lượng nước ngập hết số lượng yến trong thố, nhằm làm yến nở to, đều giúp chất dinh dưỡng trong tổ yến dễ dàng được hấp thụ khi chúng ta sử dụng.
Dung tích sử dụng không được vượt quá 80% dung tích thố, tránh cho yến không bị tràn ra khi sôi.
Nên chưng với lửa nhỏ và giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 80oC. Cách tốt nhất là nên chưng yến bằng nồi chưng yến chuyên dụng nhằm ổn định nhiệt độ, giữ được tối đa chất dinh dưỡng trong tổ yến.
Thông thường là khoảng 30 phút sau đó tắt bếp và ủ thêm khoảng 15 phút nữa là được. Như vậy sợi yến sẽ có độ dai, giòn mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của tổ yến.
Có thể cho thêm một vài lát gừng vào thố yến, gừng sẽ giúp nồi yến thêm hương vị và chống lạnh bụng.
Chỉ nên cho đường phèn vào sau khi đã tắt lửa để tổ yến có thể nở to hơn, đồng thời sẽ giữ được hương vị nguyên thủy của yến.
Tuy nhiên chỉ nên hâm với thời gian vừa phải, không sử dụng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng có trong tổ yến.
Thường thời gian hấp cách thủy là 30 – 45 phút, để nhỏ lửa. Thời gian hấp cách thủy ít hơn sợi yến còn nguyên sợi và hơi dai so với thời gian hấp lâu hơn sợi yến sẽ nở bung hết cỡ và mịn.
Nếu chưng quá lâu tổ yến sẽ tan chảy vì tổ yến là một sản phẩm gốc nước được tạo ra trực tiếp từ nước miếng của loài chim yến.
Tổ yến được cho là một ăn quý giá và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên chế biến không hợp lý sẽ làm nó trở nên vô bổ. Nếu bạn muốn có một bát yến chất lượng thì đừng quên những lưu ý mà chúng tôi vừa nói trên nhé!