23 lượt xem
Tổ yến là một trong những loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi, người bệnh. Và để đạt kết quả tối ưu, phát huy hết tác dụng, sử dụng tổ yến như thế nào tốt cho người già bạn không thể bỏ qua những điều lưu ý vô cùng quan trọng trong bài viết này.
Tổ yến đặc biệt tốt cho người già, người cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật, vì thành phần tổ yến rất giàu Proline (5,27%), Axit aspartic (4,69%) là các chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào. Từ đó, tổ yến giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích sinh trưởng tế bào, phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Đối với người bị bệnh tiểu đường, dùng tổ yến hàng ngày có thể giúp ổn định glucose máu vì trong tổ yến có 4,56% Leucine và 2,04% Isoleucine giúp hỗ trợ điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
Ngoài ra, y học hiện đại nghiên cứu cho thấy tổ yến có tác dụng kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu giúp tăng cường kháng thể, thông qua những chất chống oxy hóa có trong tổ yến giúp hỗ trợ điều trị ung thư và viêm nhiễm HIV/AIDS rất hiệu quả.
Tổ yến có nhiều công dụng tốt đối với người cao tuổi như làm tăng sức đề kháng bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp, cải thiện hệ hô hấp, giảm ho, làm tan đờm, cải thiện chất lượng của lá lách.
Đặc biệt, tổ yến cũng tăng cường chức năng thận, giải trừ độc tố trong máu, rất phù hợp cho những người thường xuyên sử dụng bia rượu và thuốc lá. Bên cạnh đó, tổ yến giúp người già ăn ngon miệng hơn, tăng cường khả năng của hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, tổ yến có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường khả năng của hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch. Tổ yến cũng giúp duy trì sức khỏe chung, cải thiện chất lượng của lá lách.
Ngoài ra, các kết quả thử nghiệm lâm sàng trong y học hiện đại cũng xác nhận tổ yến có công dụng quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư thông qua những chất chống oxy hóa.
Người cao tuổi nếu dùng tổ yến đều đặn sẽ giúp bồi bổ cơ thể, ngoài ra nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyện tập thể dục, không nên uống rượu bia, không hút thuốc lá…để duy trì sự minh mẫn tăng cường sức khỏe tuổi già.
Gia đình cũng nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho người cao tuổi ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.
Những món ăn hữu ích cho các cụ, có thể dùng hàng ngày như: Chè tổ yến hạt sen, chè tổ yến chưng đường phèn. Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm chuyên mục chế biến tổ yến để biết thêm nhiều món ăn hơn.
Tất nhiên, ngoài cách sử dụng tổ yến, người cao tuổi cũng nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như tập thể dục thường xuyên, không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, … gia đình cũng nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho người cao tuổi ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.
Yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương.
Tổ yến mang lại công dụng rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ…
Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng tổ yến đều đặn.
Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Tổ yến có 4.56% Leucine – chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
Để dưỡng chất trong tổ yến phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng tổ yến sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế tổ yến, nếu là tổ yến thô thì phải ngâm nước, làm sạch lông và tạp chất, nếu là tổ yến tinh chế chỉ cần ngâm cho nở mềm.
Bước 2: Đối với hạt sen tươi lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hột sen, làm đến đâu ngâm trong thau nước sạch đến đó.
Bước 3: Đối với hạt sen khô ngâm trong nước nóng khoảng một hai giờ rồi mới mở lửa lên nấu nhỏ lửa cho đến khi vừa mềm là vớt ra.
Bước 4: Đường phèn nhúng nhanh qua nước sôi cho sạch bụi bẩn, sau đó tán nhỏ.
Bước 5: Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng, tùy thích.
Bước 6: Cho tổ yến, hạt sen và đường phèn vào 1 chén nước lọc, thêm một lát gừng (tùy thích), hấp cách thủy khoảng 20 phút hay cho đến khi hột sen mềm hoàn toàn, đường tan hết. Tùy theo khẩu vị đậm lạt có cho thêm chút nước ấm.
Thưởng thức:
Công dụng của món ăn: Ăn một bát chè yến sẽ giúp cơ thể sảng khoái, giúp người già lấy lại sự minh mẫn và sinh lực ngay lập tức, mang lại cảm giác thèm ăn, chống mệt mỏi.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Bước 1: Vo gạo thêm vào một ít dầu và muối, để khoảng 1 giờ. Ngâm sò điệp khô đến khi mềm và cắt nhỏ.
Bước 2: Hấp thịt gà khoảng 20 phút, để nguội, xé mỏng và cho gia vị vào ướp.
Bước 3: Nước đun sôi cho sò điệp vào gạo nấu. Nấu sôi sau đó vặn lửa nhỏ nấu thành cháo. Nấu sôi khoảng 5 phút cho gà và yến sào vào nêm với 1 chút muối. Rắc hành lên ăn nóng.
Công dụng của món ăn: Giúp bồi bổ sức khỏe, dễ tiêu hóa. Tốt cho người ốm mới dậy.
Tần suất ăn tổ yến phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng và độ tuổi của từng người.
Với một cơ thể bình thường thì nên ăn 2 – 3 lần/tuần.
Với những người già, người cao tuổi hay những bệnh nhân thì việc bổ sung tổ yến từ 3 – 4 lần/tuần giúp cơ thể luôn đầy đủ năng lượng.