Người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn yến sào được không?

Trong yến sào còn có hơn 55% protein không béo rất tốt cho cơ thể tùy thuộc vào từng loại yến và có tỷ trọng protein của yến sẽ khác nhau. Với những hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời trong tự nhiên chưa có sản phẩm tương tự nên chính vì thế yến sào thực sự là thực phẩm giá nhất và được nhiều người săn đón nhất hiện nay mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.

Người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn yến sào được không? 1

1. Tìm hiểu bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol…

Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ

Mỡ máu cao thường xảy ra ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh rất, độ tuổi bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do những nguyên nhân chính sau:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
  • Béo phì.
  • Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính.
  • Lười vận động.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Yếu tố di truyền.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.

3. Yến sào có tác dụng như thế nào đối với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ?

Thành phần dinh dưỡng của yến sào giàu đạm (50 – 60% ) nhưng ít béo, cùng nhiều protein và axit amin nên có công dụng tốt trong việc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Cụ thể các thành phần đó bao gồm:

  • Lsoleucine (2,04%): Có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết đường trong máu, đồng thời hỗ trợ hình thành hemoglobin và đông máu.
  • Leucine (4,56%): Là axit amin có công dụng trong việc điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
  • Valine (4,12%): Là axit amin có tác dụng chữa lành tế bào và hình thành tế bào mới, đồng thời cân bằng nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phân hủy đường glucozo có trong cơ thể.

Người có thể trạng yếu và máu nhiễm mỡ có thể ăn yến được. Có thể ăn 1 – 2 chén yến/tuần. Mỗi lần dùng 3 – 5gram chưng cách thủy với đường phèn hoặc có thể thêm một ít hạt sen, táo đỏ, táo đen.

Dùng yến lúc đói bụng, có thể vào sáng sớm, giữa buổi hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bệnh máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo, đường bột… Vì vậy, nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy tim…

Hiện nay, có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, sử dụng yến sào được xem là giải pháp hữu hiệu.

Người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn yến sào được không? 2
Yến sào mang lại nhiều công dụng cho người mắc bệnh mỡ trong máu

4. Giải pháp hữu hiệu cho người bệnh máu nhiễm mỡ

4.1 Tổ yến được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng (bát trân)

Khoa học hiện đại đã giải mã được thành phần trong tổ yến như sau:

Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45 – 55%), trong đó chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như: aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da.

Có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…

4.2 Tổ Yến Sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già

Tổ Yến giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len.

Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Threonine có trong yến sào hỗ trợ hình thành collagen và elastin – là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…

Tổ yến sào là giải pháp hỗ trợ giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ cholessen và giúp kéo mỡ trong các cơ quan thành dạng tự do và đào thải ra bên ngoài. Điều này, giúp giải quyết vấn đề tận gốc từ bên trong.

5. Những biện pháp giúp hạn chế tối đa mắc bệnh mỡ trong máu

5.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống luôn đóng một vai trò quan trọng quyết định đến sự khỏe mạnh của sức khỏe, nhưng với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, cuộc sống của con người bị thay đổi, chế độ ăn uống cũng thay đổi theo, con người dần quên đi những bữa ăn khoa học, những món ăn đảm bảo dưỡng chất.

Thay vào đó là chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các đồ ăn đóng hộp, các đồ ăn nhiều năng lượng, tất cả đều đẩy cơ thể đến gần hơn với các tác nhân gây bệnh và mỡ máu xuất hiện cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh chế độ ăn uống không khoa học, thói quen lười vận động cũng xuất hiện ở nhiều người. Việc dung nạp vào cơ thể rất nhiều năng lượng, cơ thể không thể chuyển hóa và sử dụng hết nguồn năng lượng này.

Chúng sẽ tích tụ lại và lâu dần tạo thành mỡ thừa tràn vào máu. Điều đó giải thích tại sao những người lười vận động thường bị béo phì và những người bị béo phì có tỷ lệ mắc bệnh mỡ trong máu khá cao.

Người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn yến sào được không? 3
Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến mỡ trong máu vì thế cần thay đổi chế độ dinh dưỡng tránh tình trạng béo phì
5.2 Cải thiện vấn đề sức khỏe

Vấn đề sức khỏe hiện tại cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mỡ máu. Đa số những người trong cơ thể đã mắc các bệnh về gan, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp đều có thể làm tăng mỡ máu. Bên cạnh đó, những người tiền sử gia đình trước đây có người mắc bệnh mỡ máu thì rất có nguy cơ sẽ mắc bệnh mỡ máu cao.

Ngoài ra, vấn đề giới tính và tuổi tác cũng là một nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao. Vì vậy, ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, cho dù sức khỏe có khỏe mạnh đến như thế nào.

Đây là những nguyên nhân tiêu biểu nhất, gặp ở rất nhiều và hầu hết là những nguyên nhân chủ quan, đến từ chính cách sinh hoạt và ăn uống của chúng ta.

Nếu như thực sự muốn phòng tránh căn bệnh mỡ máu cao và điều trị được triệt để căn bênh này bắt buộc mọi người phải tránh xa và loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh mỡ máu này.

Một sức khỏe tốt không phải tự nhiên mà có được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân của mỗi người. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân ngay từ chính những hoạt động thực hiện mỗi người.