33 lượt xem
Tổ yến là một trong những loại “thần dược” mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng yến sào mang lại hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Sâm Yến Linh Chi sẽ bật mí ngay những kinh nghiệm cần biết khi sử dụng yến sào ở bài viết dưới đây nhé !
Trong yến sào có chứa khoảng 55% protein không béo (Tùy thuộc vào yến được nuôi trong nhà hay yến đảo tự nhiên mà tỷ trọng protein này sẽ khác nhau) cùng 18 loại axit amin cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe cơ thể.
Các loại Axit Amin có trong yến sào có thể kể đến như: Arginine, Histidine, Lysine, Cystine, Tryptophan, Serine, Leucine, Proline, threonine, Glutamic… và cùng nhiều các nguyên tố vi lượng khác rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.
Giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, phục hồi làn da cho chị em phụ nữ, tăng cường sinh lực và bồi bổ sức khỏe cho người già yếu – người bệnh vừa mổ hay đang trong giai đoạn hồi phục.
Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, Sâm Yến Linh Chi nhận thấy rằng có nhiều anh chị rất kinh nghiệm và thận trọng trong cách dùng, cũng có những bạn còn bỡ ngỡ khi lần đầu dùng tổ yến. Chính điều đó, Chúng tôi xin chia sẻ với quý vị một số lưu ý khi chúng ta sử sụng Yến sào như sau:
Khi làm sạch lông yến hoặc ngâm yến thì không nên ngâm trong nước nóng, vì nước nóng sẽ rất dễ làm tan yến và giảm/hoặc mất đi một số chất dinh dưỡng trong tổ yến. Các bạn nên ngâm với nước sạch mà mình sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Không nên ngâm tổ yến quá lâu vì dễ làm mất chất và nhũn sợi yến. Yến thô thì nên ngâm từ 45 – 90 phút (tùy loại, và tình trạng tổ to/nhỏ) rồi bắt đầu làm sạch lông. Yến tinh chế thì ngâm khoảng 30 – 40 phút rồi chế biến.
Yến sào sau khi làm sạch mà chưa đem chế biến, có thể vắt ráo cho vào hũ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát để dùng dần từ 7 – 10 ngày.
Nếu muốn bảo quản lâu hơn, sau khi vắt ráo thì hong Yến trên quạt mát đến khi yến khô hoàn toàn thì cất giữ nơi thoáng mát. Hoặc có thể cho vào túi zip và bảo quản trong ngăn đá giúp yến sử dụng được lâu hơn.
Khi chưng tổ yến, nên để trong thố/tô bằng sứ; và duy trì ở nhiệt độ khoảng 80o C (không quá 100o vì như thế Yến rất dễ mất chất) trong khoảng từ 30 – 40 phút (tùy theo lượng yến bạn chưng).
Nếu các bạn dùng nồi chưng Yến thì có thể chưng trong thời gian từ 45 phút đến 60 phút vì nhiệt độ của nồi chưng Yến từ khoảng 60 – 70 độ C nên lâu chín hơn chúng ta chưng cách thủy.
Dù bạn có chế biến các món ăn với yến sào như cháo yến, súp yến … thì nên chưng yến riêng sau đó mới trộn vào món ăn để bảo toàn chất dinh dưỡng trong tổ yến.
Không nên ăn 1 lần quá nhiều (cơ thể khó có thể hấp thu hết, rất uổng), rồi ngưng hẳn không ăn. Một người có sức khỏe bình thường có thể ăn từ 2-3 gram tổ yến cho mổi lần ăn và ăn cách ngày.
Nên dùng yến khi bụng rỗng, tốt nhất là vào buổi tối khi gần đi ngủ, để tăng khả năng hấp thu. Trẻ em nếu có ăn yến ban ngày thì nên cho ăn trước bữa ăn 30 phút, vì nếu ăn liền trước khi ăn thì dễ tạo cho bé cảm giác chán ăn.
Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng hoặc trẻ sơ sinh không nên dùng Yến. Vì thời điểm trên là thời điểm khá nhạy cảm với cả mẹ và bé. Chúng ta nên ăn yến thường xuyên bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, và bé có thể dùng tổ yến sau 12 tháng.
Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào
Mong rằng những thông tin mà Sâm Yến Linh Chi chia sẻ sẽ hữu ích cho mọi người.