51 lượt xem
Theo ước tính của các nhà khoa học, có đến trên 50% các bà bầu bị thiếu máu khi mang thai. Rất nhiều mẹ bầu xem nhẹ tình trạng này mà không biết, thiếu máu không chỉ ảnh hưởng xấu đến thai phụ mà còn để lại nhiều hệ lụy không tốt cho bé sau này. Chính vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm cần thiết cung cấp sắt cho bà bầu trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Sâm Yến Linh Chi tìm hiểu chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt cho thai phụ nhé!
Sắt là yếu tố cần thiết để tạo hemoglobin – một loại protein trong hồng cầu giúp mang oxy đến các tế bào trong cơ thể. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng hơn 50% so với bình thường.
Điều này có nghĩa là bà bầu sẽ cần thêm sắt để tạo hemoglobin cho lượng máu tăng thêm này. Bên cạnh đó, sắt cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và nhau thai.
Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ khi mang thai lại không có đủ sắt để đáp ứng nhu cầu tăng cao của cơ thể, đặc biệt là trong sáu tháng cuối của thai kỳ.
Một khi không đủ sắt để tạo ra lượng hemoglobin cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu, kéo theo vô vàn những hệ lụy mà chắc chắn không bà bầu nào muốn phải đối mặt.
Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu
Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não, làm cho năng suất lao động của những người bị thiếu máu thấp hơn hẳn những người bình thường.
Người ta cũng nhận thấy tình trạng thiếu sắt tiềm tàng (chưa có biểu hiện thiếu máu) cũng làm giảm khả năng lao động. Nghiêm trọng hơn, một khi không cung cấp đủ máu cho cơ thể còn có thể dẫn đến choáng, mất sức, gây ra những tai nạn lao động nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
Thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân, dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản và sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp. Vì vậy, các chuyên gia đưa ra nhận định rằng, tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một sự đe dọa sản khoa.
Chứa tới 18 loại acid amin, 31 nguyên tố vi lượng giàu Ca, Fe, Br, Mn, Cu, Zn, protein và các khoáng chất, yến sào chính là một trong số các loại thực phẩm bổ sung nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể mẹ bầu.
Đặc biệt, yến sào còn chứa một thành phần cực kỳ quan trọng, thúc đẩy sự tăng trưởng hồng cầu là axit aspartic – một hợp chất giúp tăng trưởng các mô cơ và tái tạo tế bào, từ đó có thể nhân đôi lượng hồng cầu, đảm bảo bà bầu sẽ không bị thiếu máu trong suốt thai kỳ.
Yến sào có chứa 31 nguyên tố vi lượng giàu Ca, Fe, Br, Mn, Cu, Zn. Đây là những chất đóng vai trò dẫn truyền, rất có lợi cho thần kinh, trí nhớ, giúp phát triển não bộ thai nhi ngay từ khi mới hình thành trong bụng mẹ.
Phụ nữ khi mang thai chắc chắn sẽ tăng cân nhiều và việc rạn da bụng là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố và hạn chế dùng mỹ phẩm chăm sóc da trong thai kỳ sẽ khiến làn da của mẹ bầu bị nám và xấu xí.
Một điều tuyệt vời là trong thành phần tổ yến có chứa collagen – một hợp chất chống oxy hóa rất hiệu quả. Nếu thường xuyên ăn yến sào, chắc chắn mẹ bầu sẽ sở hữu được làn da chắc khỏe và dĩ nhiên, không phải đau đầu với tình trạng rạn da sau sinh.
Khi mang thai, chắc chắn các mẹ sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như: đau lưng, đau chân, chuột rút,…Thế nhưng, bạn cũng đừng quá lo lắng vì yến sào chứa hàm lượng canxi khá lớn, có thể bảo vệ sức khỏe mẹ bầu một cách tốt nhất.
Thêm vào đó, ăn yến sào thường xuyên còn giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng, nên nếu bị chuột rút thì mức độ đau sẽ giảm bớt và bà bầu cũng nhanh chóng hết đau hơn.
Giai đoạn thai kỳ luôn là giai đoạn cực kỳ quan trọng và nhạy cảm đối với mẹ bầu vì không phải thức ăn nào cũng ăn được mà phải kiêng khem nhiều thứ.
Chính vì vậy, để yến sào phát huy tối đa mọi công dụng mang lại, bạn cần lựa chọn chế biến yến sào với những nguyên liệu phù hợp. Hai món ăn bổ máu dành cho bà bầu từ tổ yến mà bạn không thể bỏ qua, đó là:
Nguyên liệu gồm có:
Thực hiện:
Bước 1: Cho yến đã qua tinh chế vào chén, đong ½ chén nước rồi đậy nắp lại, ngâm đến khi yến nở mềm.
Bước 2: Bạn lột vỏ hạt sen tươi, loại bỏ tim sen, làm đến đâu ngâm nước đến đó. Nếu là hạt sen khô bạn ngâm nước nóng khoảng 1-2 giờ nở mềm rồi vớt ra.
Bước 3: Cho hạt sen đã sơ chế vào chén đựng yến sào. Sau đó, chưng cách thủy khoảng 20 – 30 phút trong nồi chuyên dụng, đong nước cao khoảng 1/3 chiều cao của chén yến là lý tưởng.
Nguyên liệu gồm có:
Thực hiện:
Bước 1: Làm sạch tổ yến, sau đó ngâm tổ vào một chén nhỏ và cho vào nồi chưng cách thủy.
Bước 2: Gà ác làm sạch, sau đó tẩm ướp gia vị rồi đem chưng gà với thuốc bắc để thuốc bắc ngấm vào gà.
Bước 3: Khi tổ yến đã chưng xong thì đổ vào nồi hầm gà, đậy nắp lại rồi đun thêm khoảng 5 phút, đồng thời nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Yến sào rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, song không nên dùng trong thời kỳ thai nghén và không ăn quá 3gr một ngày. Có thể áp dụng theo chế độ liều lượng sau:
Với những người mới sử dụng lần đầu nên dùng thử khoảng 1 – 2gram yến khô, bằng cách ăn nóng để quen với hương vị của yến, sau đó mới tăng dần khẩu phần hàng ngày theo đúng những chỉ dẫn trên.
Phụ nữ mang thai và sau sinh là đối tượng cần được bổ sung nhiều dưỡng chất nhất, do vậy bạn cần chọn được yến sào chất lượng nhất. Sâm Yến Linh Chi tự hào là đơn vị cung cấp yến sào xuất khẩu đi Mỹ nguyên chất 100%. Hi vọng qua bài viết này các mẹ bầu đã giảm đi một phần nào nỗi lo lắng về tình trạng thiếu máu khi mang thai.