63 lượt xem
Nhân sâm được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời, ngày nay nhân sâm còn có thể kết hợp với một số vị thuốc Đông y như: Bạch truật, mộc hương thang, mạch môn đông thang, phụ tử, bột gạo giúp thông khí, giảm viêm loét, chủ trị bệnh đau bao tử (dạ dày).
Sâm hay còn gọi là nhân sâm (Panax ginseng) là một loại thuốc quý có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Nhân sâm là một loại thực vật mọc hoang, có khả năng hấp thụ và chuyển hoá protein tốt, nên tích trữ nhiều chất dinh dưỡng.
Từ ngàn xưa, con người đã biết đến cây nhân sâm và phát hiện ra được dược tính trong nhân sâm. Tại Trung Hoa thời xa xưa, nhân sâm đã được nhắc đến trong sách “Thần Nông bản thảo” của vua Thần Nông.
Vị vua này đã nói về những đặc tính cũng như công dụng của nhân sâm đối với sức khoẻ. Nhân sâm được tìm thấy nhiều ở Trung Hoa (có nhiều ở tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Cát Lâm), Cao Ly (tên cũ của Triều Tiên), Ấn Độ, Nhật Bản,…
Rễ nhân sâm chính là bộ phận được con người đưa vào sử dụng trong Đông y. Rễ nhân sâm là bộ phận tích trữ nhiều dược chất và các chất dinh dưỡng. Rễ cây nhân sâm thuộc loại rễ củ. Mọi tổng hợp, chuyển hoá chất dinh dưỡng từ lá cây đều được vận chuyển xuống rễ.
Đối với Tây y, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra và đã công nhận khả năng điều trị bệnh của nhân sâm. Họ đã chiết xuất nhiều dược chất trong nhân sâm để bào chế thuốc chữa bệnh.
Không ai có thể phủ nhận tác dụng của nhân sâm đối với sức khoẻ và trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể dùng nhân sâm với mong muốn bồi bổ sức khoẻ, điều trị khỏi bệnh.
Người bệnh viêm loét dạ dày là đối tượng không nên sử dụng sâm. Nguyên nhân gây ra chứng viêm loét dạ dày là do dịch vị axit tiết ra quá nhiều, gây viêm và hình thành những vết loét.
Từ đó, khí trong dạ dày bị trì trệ dẫn đến máu huyết bị rối loạn đường đi. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn tại dạ dày, buồn nôn và máu rỉ ra tại chỗ. Đặc tính của nhân sâm đó là giúp bổ khí.
Khi người bệnh dạ dày dùng nhân sâm, khí sẽ được sản sinh nhiều hơn, máu huyết hưng vượng dẫn đến chảy máu tại chỗ nhiều hơn.
Người bệnh dạ dày cần tránh dùng nhân sâm hoặc các sản phẩm được chế biến từ nhân sâm như hồng sâm. Hồng sâm chính là sản phẩm được bào chế từ nhân sâm tươi.
Thông thường, người ta thường chế biến hồng sâm từ nhân sâm 6 tuổi. Mặc dù hồng sâm được sấy khô, loại bỏ bớt nước nhưng vẫn còn giữ lại dược tính bồi bổ khí huyết.
Các chế phẩm hồng sâm trên thị trường hiện nay như: Cao hồng sâm, kẹo hồng sâm, củ hồng sâm khô, mứt hồng sâm tẩm mật ong, nước hồng sâm, trà hồng sâm, viên uống hồng sâm,… Tất cả các loại sản phẩm này đều không phù hợp với người bệnh viêm loét dạ dày.
Thành phần
Nhân sâm 3g, Bạch truật 15g, Trần bì 12g, Mộc hương 9g, Bạch cập, Phật thủ, bồ hoàng, Cam thảo mỗi loại 10g, Tam thất 0,5g.
Cách dùng
Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi cùng một lượng nước thích hợp đun kỹ, chắt lấy nước uống.
Công dụng
Bổ tỳ, ấm trong, thông khí, giảm viêm loét. Thích hợp dùng cho bệnh viêm loét dạ dày.
Thành phần
Mạch môn đông 30g, Chế bán hạ, Cam thảo mỗi loại 4g, Nhân sâm, Cánh mễ mỗi loại 6g, Táo 12 quả.
Cách dùng
Cho tất cả vị thuốc trên vào nồi cũng lượng nước thích hợp đun kỹ, chắt lấy nước uống.
Công dụng
Ích vị dưỡng âm, giáng nghịch hạ khí. Phổi và dạ dày đều bị tổn thương, viêm hư hóa thượng, ho chảy nước dãi, khí ngược và đứt gãy, họng khô, miệng khát, lưỡi khô, ít bựa, mạch sổ.
Những triệu chứng này thường thấy ở những người âm hư như viêm nhánh khí quản, nhánh khí quản khuếch trương, dạ dày hệ tiêu hóa bị loét.
Thành phần
Nhân sâm 5g, Phụ tử sống 30g, Ba kích thiên 30g, Gừng sao 30g, Hồi hương sao 30g, Bạch truật 15g, Ngô thù du 15g, Thược dược trắng sao 12g, Đinh hương 12g, Trầm hương vụn 9g, Dầu vừng, Hoàng đơn mỗi loại một lượng thích hợp.
Cách dùng
Nghiền nhỏ các vị thuốc trên, đun sôi dầu vừng, đổ những bột thuốc trên vào quấy đều, lọc lấy nước, sau đó nấu lên cho đến khi nước đặc sánh thì cho thêm hoàng đơn, bột trầm hương, trộn đều thành cao là có thể dùng.
Thuốc đông y dùng lúc còn ấm nóng, dán lên huyệt quản và huyệt tỳ, 3 ngày thay thuốc 1 lần, dùng thay thuốc, có thể dùng để bôi hoặc dán.
Công dụng
Bổ tỳ, ích khí, tiêu hàn, giảm đau. Thích hợp dùng cho bệnh loét dạ dày.
Thành phần
Nhân sâm 10g, Hạnh nhân 10g, Phục linh 15g, Trần bì 1g, Gạo nếp 100g, Táo 12 quả, dạ dày heo 1 cái, tiêu, hành, tỏi, vị tinh, rượu vừa đủ.
Cách dùng
Nhân sâm thái nhỏ cho vào chén chưng cách thủy lấy nước, đại táo dầm qua rượu bỏ hạt, bỏ vỏ, hạnh nhân dầm nước bỏ vỏ, phơi khô, phục linh rửa sạch, trần bì thái nhỏ, dạ dày lợn dùng nước phèn chua rửa sạch bỏ màng, hành tỏi bỏ vỏ thái nhỏ.
Cho sâm, hạnh nhân, táo, phục liunh, trần bì, tiệu vào túi vải, cho vào nồi cùng dạ dày lợn và gia vị đun to lửa 2 tiếng, lấy bột gạo đã chín ra, bỏ phục linh, trần bì, gừng, tỏi, tiêu không dùng, lấy hạnh nhân và táo cho vào tô, dạ dày lợn thái nhỏ cùng táo, sâm, gạo đổ vào nồi đun chín, thêm gia vị là được.
Công dụng
Bồi bổ tỳ vị tăng cường sức khỏe, dùng trị suy nhược cơ thể, đau dạ dày mạn tính, ít ngủ, hay quên, ăn kém, viêm ruột mạn tính.