501 lượt xem
Yến sào chứa hàm lượng sắt cao, có tác dụng bổ máu – rất cần thiết cho phụ nữ trong thời kì mang thai. Các vi chất có trong yến sào sẽ giúp các mẹ tăng sức đề kháng, nhờ có chứa hormone polypeptide mang tên EGF. Đặc biệt, các thành phần vi chất dinh dưỡng trong yến sào sẽ giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Không tăng cân trong thai kỳ là nỗi lo của hầu hết các chị em, vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng cân của thai nhi.
Chất xúc tác Threonine sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé khi bà bầu ăn yến chưng cùng đường phèn, nước dừa từ tháng thứ 6 của thai kỳ.
Tổ yến có tác dụng duy trì vẻ đẹp rất hiệu quả nhờ vào hàm lượng collagen. Mẹ bầu ăn yến sào sẽ đề phòng trước các triệu chứng thâm nám, rạn da, nứt da ở mông, đùi, bụng và chống lão hóa da cực kỳ hiệu quả.
Có rất nhiều nghiên cứu đưa ra tác dụng của tổ yến đối với hệ thần kinh. Trong đó, chất glutamic có trong yến giúp bà bầu giảm stress, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, suy nhược… giúp tinh thần mẹ được thư thái và thoải mái hơn.
Một lợi ích khác khi bà bầu ăn yến chưng là chứng đau nhức cơ tay, chân có thể sẽ giảm bớt. Khoáng chất có trong yến sẽ giúp tăng cường hoạt động mạch máu, hạn chế sự chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức lưng, tay chân ở mẹ bầu trong những tháng cuối.
Bà bầu bị thiếu sắt và canxi thường phải đôi mặt với nhiều triệu chứng đi kèm như nhiệt miệng, nóng, táo bón… ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày.
Nước, trái cây và rau xanh, tổ yến đều là những giải pháp hiệu quả giúp thanh nhiệt, đặc biệt là khi mẹ bầu ăn yến chưng nước dừa.
Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, em bé đã cần nguồn valine và glycine nhất định để phát triển hoạt động của não bộ, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh.
Song song với axit folic, valine và glycine có nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động dẫn truyền thần kinh của trẻ sau này.
Theo nghiên cứu, tổ yến có chứa đến 50 % lượng protein, 18 loại axit amin nhưng lại hoàn toàn không có chất béo. Trong đó, nguồn năng lượng mà tổ yến cung cấp trong 100 gam tương đương với 2 chén cơm mỗi ngày.
Hoạt chất Aspartic acid có trong tổ yến giúp xúc tác tạo globutin kháng thể và tăng cường khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu ăn yến trong suốt thai kỳ sẽ có tỉ lệ biến chứng, bệnh vặt (cảm, ho, viêm mũi,…) thấp hơn nhờ vào hoạt động tích cực của kháng thể.
Yến chưng đường phèn là món ăn vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của mẹ và bé vừa là một món ăn thanh nhiệt, hương vị dễ chịu, không có dầu mỡ nên rất phù hớp với các bà mẹ có thai mà bị nghén nhiều, chán ăn.
Tổ yến chưng đường phèn cho bà bầu cần phải được chế biến 1 cách khéo léo, phù hợp với khẩu vị hay thay đổi của các mẹ. Phát huy cao nhất tác dụng của yến sào.
Trước hết các bạn cần phải chuẩn bị nguyên liệu: 3 – 5g Tổ yến đã được làm sạch (Nếu sử dụng yến Thô, các bạn có thể tham khảo cách làm sạch tổ yến tại đây), 20g đường phèn tinh luyên, một vài lát gừng tươi, có thể thêm hạt sen hay táo tàu cũng đều rất bổ dưỡng.
Bước 1: Đầu tiên bạn ngâm yến trong nước khoảng 30phút cho sợi yến nở đều, sau đó cho sợi yến vào trong 1 chiếc thố nhỏ có nắp đậy (có thể sử dụng nồi chưng yến chuyên dụng để tiết kiệm thời gian).
Chưng cách thủy yến trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ. Các thực phẩm khác chế biến riêng cho chín sau đó mới cho vào nồi yến.
Bước 2: Tiếp tục cho đường phèn vào quấy đều và chưng thêm 5 phút nữa. Sau khi tắt lửa mới cho gưng tươi vào các bạn nhé như vậy gừng nó mới thơm mà không bị nát (gừng có tác dụng làm ấm giúp bạn không bị lạnh bụng)
Bước 3: Tổ yến chưng đường phèn cho bà bầu có thể được sử dụng trong 7 ngày, sử dụng mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho bé.
Bước 4: Mỗi lần bạn cũng chỉ nên sử dụng khoảng ½ chén ăn cơm (70 – 100 ml) là đã đủ cung cấp dinh dưỡng rồi nhé. Sử dụng hơn cũng không ảnh hưởng gì nhưng cơ thể không hấp thụ được hết sẽ thải ra ngoài gây lãng phí chất dinh dưỡng.
Bước 5: Tổ yến chưng đường phèn cho bà bầu cũng là một món ăn dinh dưỡng có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng khác.
Bà bầu nên tùy vào thể trạng của mình mà có cách dùng tổ yếu cho phù hợp. Tốt nhất, trước khi dùng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa mà mình đang khám.
Không nên sử dụng tổ yến quá 3gr/ ngày, nên ăn 3 lần/ tuần. Nên ăn yến lúc còn nóng để cơ thể dễ hấp thu hơn. Ăn xong nên nằm nghỉ trên giường không nên vận động.
Khi chưng yến nên cho vào vài lát gừng tươi để làm quân bình tính mát của tổ yến. Tốt nhất nên dùng tổ yến chưng đường phèn.
Qua bài viết này, các bạn đã biết về công dụng của tổ yến dành cho bà bầu và tháng thứ mấy thì bà bầu có thể ăn được yến sào rồi phải không nào.
Các ông chồng đảm đang hãy mua tổ yến về cho vợ mình sử dụng trong suốt chu kỳ thai kỳ và đừng quên cách chế biến món tổ yến chưng đường phèn đã được hướng dẫn trong bài viết nhé !