986 lượt xem
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, việc dùng tổ yến liều lượng cao và tần suất dày đặc, do tâm lý nóng lòng muốn yến phát huy tác dụng là một sai lầm nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là đối với những người bệnh đau dạ dày, việc bổ sung chất dinh dưỡng từ tổ yến cần phải đúng cách.
Đây dường như là một trong những dễ thấy nhất trong nhiều gia đình Việt. Đa số người sử dụng tổ yến có suy nghĩ rằng vì tổ yến rất bổ dưỡng và nhiều công dụng.
Việc ăn tổ yến hàng ngày, thậm chí là nhiều lần một ngày sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn cho cơ thể. Điều này hoàn toàn không chính xác.sai lầm khi sử dụng tổ yến.
Với những người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Song với những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.
Cách sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.
Theo các tài liệu về y khoa, người già và người bệnh chỉ nên ăn tổ yến từ 2 – 3 lần/tuần và khoảng 3gram cho mỗi lần.
Nhiều người cho rằng tổ yến có thể sử dụng bất kể bữa sáng, trưa, chiều, tối và thậm chí là bữa đêm đều sẽ mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm khi sử dụng tổ yến.
Mặc dù việc dùng tổ yến bất kỳ bữa nào trong ngày không gây hại cho cơ thể nhưng chọn thời điểm phù hợp để ăn sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng hấp thụ tối đa dưỡng chất của tổ yến. Tổ yến nên được sử dụng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Việc bổ sung tổ yến buổi sáng sớm khi bụng đói sẽ giúp bạn hấp thụ tốt và toàn bộ các dưỡng chất có trong chúng.
Còn dùng yến vào buổi tối trước khi đi ngủ, việc hấp thụ cũng sẽ dễ dàng hơn vì đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi.
Lưu ý không nên sử dụng tổ yến sau khi ăn no vì khả năng hấp thụ lúc no bụng là rất kém.
Có khá nhiều người coi yến sào như một phương thuốc và lầm tưởng rằng có thể sử dụng trong việc chữa bệnh. Điều này là một điều cực kỳ sai lầm.
Hãy luôn nhớ rằng, yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều tác dụng, chúng được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng, chứ không phải là một phương thuốc đặc trị.
Khi sử dụng yến sào có người bệnh cũng nên chú ý một số điểm sau. Những người đang bị các bệnh: Ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da.
Viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt, cơ thể gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu.
Những người này đặc biệt không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm như tổ yến bởi nó sẽ dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người đau dạ dày cần tránh tuyệt đối các thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều vị chua cay; Không nên uống nước ngọt có nhiều hơi; Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no.
Người bị bệnh nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng…
Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
Theo các bác sĩ đông y, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh dạ dày, cả Đông y và Tây y, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có sự lựa chọn thuốc thích hợp nhưng bạn không nên tự điều trị hoặc nghe lời “truyền miệng” để uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không những không chữa được bệnh mà còn khiến cho bệnh nặng thêm.
Chưng tổ yến với đường phèn rất dễ làm, hôm nay Sâm Yến Linh Chi sẽ hướng dẫn các bạn tự làm món tổ yến chưng đường phèn tại nhà cho người bị đau dạ dày nhé !
Bước 1 : Tổ Yến sau khi mua về:
Bước 2 : Cho tổ yến đã làm sạch vào một chén ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc. Đổ nước đầy chén. Quý khách chú ý không cho đường phèn vào chưng chung.
Bước 3 : Đặt chén (hay thố nhỏ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.
Bước 4 : Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại.
Bước 5 : Sau khi kiểm tra thấy yến sào đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người ), tắt lửa, sau đó tiến hành cho đường phèn vào. Dùng yến nóng hay để lạnh đều được , có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.
Bạn không nên chưng yến lâu hơn với thời gian quy định. Yến có thể bị nhão và mất đi hương vị vốn có.
Yến nếu đã chưng, bạn tuyệt đối đừng hâm nóng bằng microwave. Điều này sẽ làm các chất dinh dưỡng trong yến bị mất đi.
Chưng 5gram yến có thể cho 1 người ăn trong 2 – 3 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh.
Thời điểm tốt nhất để ăn yến chưng đối với người bệnh đau dạ dày là lúc đói, đặc biệt là khi sáng mới ngủ dậy hoặc tối trước khi đi ngủ. Dùng cách ngày, mỗi lần 1 lượng nhỏ sẽ hiệu quả hơn dùng nhiều mà đứt quãng, không thường xuyên.