1072 lượt xem
Một trong những điều cần lưu ý với kỹ thuật nuôi yến đó là phân biệt được kẻ thù của chúng. Làm được điều này thì sản lượng tổ yến sẽ ổn định, hiếm khi bị hao hụt và chất lượng yến sào cũng được đảm bảo.
Vô tình một ngày nào đó có bầy chim Yến lạ quần tụ trên nóc nhà của bạn, lúc đó cơ hội dụ chúng thành thành viên trong nhà bạn sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất cao với nghành sản xuất yến sào.
Trường hợp chúng sẽ ở lại hết là rất hiếm ( ngoại trừ trường hợp biến cố tại nơi chúng đang sinh sống và di dời tập thể).
Thông thường 20 – 30 con chim lạ tới chơi, sẽ có 1 – 2 con ở lại nhà bạn tối hôm đó. Dể dụ chúng trở thành thành viên của gia đình, chúng ta nên làm theo các quy trình như dưới đây:
Dùng âm thanh dẫn dụ lắp đặt tại lỗ ra vào và đường luồng thật hiệu quả để lôi chim vào phòng hoặc nơi mình mong muốn để chim yến làm tổ yến
Thiết kế nhà chứa Tổ Yến đúng chuẩn, nhạc trong, mùi, v.v.v…
Những người nuôi chim yến đều biết dơi chính là “kẻ thù không đội trời chung”. Từ những người mới tập tành nuôi yến cho đến những người nuôi yến lâu năm đều biết số lượng chim yến vơi đi trông thấy là do dơi ăn thịt nhưng lại không biết phải bảo vệ yến như thế nào.
Vậy thì sau đây chúng tôi xin chia sẻ những bí quyết giúp bạn có thể chống dơi vào nhà và chống dơi ăn thịt yến.
Nhìn chung loài dơi gây nguy hiểm cho yến có thể được chia thành 2 loại chính là dơi loại nhỏ và dơi loại lớn.
Muốn phòng tránh được chúng chúng ta cần tìm hiểu rõ đặc điểm của từng loại dơi này là gì và làm cách nào để nhận biết chúng đã xâm nhập vào trong nhà yến.
Tuy không gây nguy hiểm cho chim yến là mấy nhưng dơi lại vào nhà yến để làm tổ, nhất là những nhà yến còn mới và số lượng chim yến còn ít.
Phân và mùi hôi của dơi làm ảnh hưởng với yến, và lẽ dĩ nhiên là yến sẽ không chịu sống chung với dơi, chúng sẽ bay đi hoặc là ở lại nhưng không dụ được những chim yến khác tới.
Rất đơn giản, bạn không cần phải vào nhà yến, chỉ cần canh giờ hoàng hôn xuống, tới lỗ ra vào của nhà yến rồi quan sát, nếu có dơi ở thì chắc chắn nó sẽ bay ra khỏi lỗ ra vào của nhà yến để kiếm ăn.
Khi đã phát hiện dơi trong nhà yến bạn chỉ cần treo 2 bóng đèn vàng có công suất nhỏ trên lỗ ra vào và dơi sẽ tự động bay đi. Tuyệt đối không dùng đèn trắng hay công suất mạnh thì yến sẽ lóa mắt và không vào được nhà ban đêm.
Mà lúc này chim yến đã no nê nên có thể chia thức ăn với chúng, chính vì vậy mà loài dơi này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến yến là mấy.
Kích thước dơi to bằng bắp tay hoặc bắp chân trở lên. Đây là dơi cực kỳ hiếm gặp nhưng nếu xuất hiện sẽ là mối nguy hại vô cùng lớn đối với chim yến.
Chim yến chính là món ăn khoái khẩu nhất của loài dơi lớn. Loài dơi này thường thấy ở Malaysia; còn ở Việt Nam nó được người ta gọi với nhiều tên khác nhau như dơi lợn, dơi heo, dơi mặt ngựa, dơi mặt trâu,…
Giăng lưới cá loại lớn, phía sau treo nải chuối làm mồi tại gần lỗ ra vào nhưng đừng gần quá ảnh hưởng chim ra vào lỗ nhà yến.
Nhu cầu về yến sào ngày một cao hơn mà tổ yến thiên nhiên không thể đáp ứng được, chính vì vậy nên các nhà yến nuôi xuất hiện ngày một nhiều.
Nuôi yến là một quá trình khó khăn, cần tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố và quy trình kỹ thuật, trong đó quan trọng nhất vẫn là bảo đảm sự an toàn của chim yến tránh những “kẻ thù” xâm nhập và ăn thịt chúng.
Trên đây, là cách hướng dẫn quý bạn đọc biết được phải làm thế nào để dẫn dụ được chim yến vào nhà nuôi, cũng như cách để xua đuổi mối nguy hại đối với chim yến, giúp chim yến tăng trưởng đàn yến.