60 lượt xem
Từ xa xưa chúng ta đã nghe thấy 2 từ “ Yến tiệc” là bởi trong các bữa tiệc Cung Đình, hay trong ẩm thực hoàng triều thịnh soạn thời xưa không bao giờ có thể thiếu món yến sào. Món ăn này đã trờ thành một trong 8 món ăn( bất trân) nổi tiếng gắn liền với những buổi hậu đãi xa xỉ các bậc vua chúa.
Việt Nam là một trong 8 quốc gia trên thế giới có tổ yến. Tổ yến được kết từ nước dãi của hai loài chim yến Aerodramus fuciphagus và Aerodramus maximus.
Tổ yến thô có hình dạng của một cái bát nhỏ, được dính vào các vách đá cheo leo hay hang động, nơi sinh sống chủ yếu của chim yến.
Chính nhờ đặc tính giàu dinh dưỡng, cũng như sự gian nan, cầu kỳ trong quá trình thu thập, chế biết mà yến sào đã trở thành món ăn quý giá từ hàng trăm năm nay.
Sự khác biệt của ẩm thực hoàng triều với chốn bình dân thể hiện qua hai yếu tố: Quý hiếm và cầu kỳ. Tại Việt Nam, yến sào được xếp vào bát trân (8 món ăn thuộc hàng tuyệt phẩm, chỉ vua chúa mới được sử dụng).
Bên cạnh nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi và thịt chân voi.
Tất cả được xem là tinh túy của thế giới muôn loài. Khái niệm “yến tiệc” ra đời cũng bởi trong các bữa tiệc thịnh soạn của cung đình xưa không bao giờ thiếu đi yến sào.
Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao, yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của món ăn này chính là quá trình thu thập tổ yến thô nguy hiểm và quy tắc chế biến kỳ công, tỉ mỉ.
Để nhặt hết lông trong tổ yến, ngự trù hay đầu bếp phải tốn khoảng 2 giờ để ngâm cho tổ yến tơi ra và thêm một giờ nữa để nhặt sạch lông rồi mới chế biến.
Tuy được Hoàng đế Minh Mạng ví như mảnh trăng non thuần khiết, hương vị thơm ngon, có độ mềm mại hòa quyện với vị giòn đặc biệt, song thực tế, yến sào khi chưa qua sơ chế lại có mùi tanh rất đặc trưng
Qua nhiều thế hệ ngự trù của bậc đế vương, yến sào được chế biến để trở thành món ăn ngon, quý giá như yến thả, yến tiềm bát bửu, chè yến…
Thưởng thức yến sào không chỉ dừng lại ở việc nếm vị ngon của tinh hoa đất trời, mà còn là cảm thụ nét tinh tế và kỳ công trong nghệ thuật chế biến món ăn.
Nét tao nhã trong việc thưởng thức các món ngon từ yến không chỉ nằm ở cách xử lý mà còn là sự hài hòa trong hương vị và sắc màu.
Đó là màu trắng ngà chủ đạo của sợi yến điểm xuyết màu vàng của hạt sen, màu đỏ của táo hay kỳ tử nổi bật trong sắc trong leo lẻo của nước dùng.
Đó là hương vị đồng nhất của ngọt thanh từ yến, thơm từ nấm và sự thanh thoát từ các phụ liệu đi kèm như hạt sen, táo khô…
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ sinh học Đại học Thuỷ sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên – Công nghệ quốc gia, yến sào chứa 18 loại axid amin như aspartic axid, serine, tyrosine, phenylalanine, valine, arginine, leucine…
Trong đó, aspartic acid và proline có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô, da; cystein và phenylalanine có tác dụng tăng cường trí nhớ và khả năng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Còn tyrosine và acid sialic giúp cơ thể hồi phục hồng cầu nhanh hơn, glucosamine giúp phục hồi sụn khớp…
Bên cạnh đó, yến sào còn có tác dụng làm sạch phổi và cơ quan hô hấp; làm giảm bệnh cúm, các triệu chứng dị ứng, tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Yến sào cũng giúp tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh; bổ huyết, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu…
Loại thực phẩm này phù hợp với mọi đối tượng và lứa tuổi, đem lại tác dụng tốt cho những người đang có bệnh không ăn được cơm, cơ thể suy nhược hay cần hồi phục sức khỏe.
Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời đó, mà ngày nay yến sào được tin dùng hoặc lựa chọn làm quà tặng trong các dịp lễ, Tết. Đời sống phát triển cũng góp phần đưa món cao lương mỹ vị xưa trở nên gần gũi hơn với người Việt.
Thay vì tốn hàng giờ sơ chế kỳ công, tỉ mỉ, người tiêu dùng nay có thể sử dụng yến sào chế biến hoàn chỉnh mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
Đây cũng là lý do giúp món ăn này trở nên thân thiện hơn với các bếp ăn gia đình, đặc biệt là những nhà có trẻ nhỏ biếng ăn hoặc cha mẹ già yếu.
Tùy theo từng đối tượng, người dùng có thể sử dụng 1 – 3 hũ yến sào trong ngày, tương đương 3 – 5gram yến nguyên chất.