569 lượt xem
Nghề khai thác tổ yến đã xuất hiện từ cách đây gần 700 năm về trước ở vùng đất Khánh Hòa. Nhiều người ví những tổ yến trắng ngời, ken dày trên những vách đá trong hang tối là vàng trắng bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao của sản phẩm này. Tuy nhiên, một số ít cho rằng khai thác tổ yến là tàn ác, vậy sự thật như thế nào. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !
Nhiều người tin rằng, con người thật tàn nhẫn và độc ác khi khai thác yến sào và tin vào những lời truyền miệng dưới đây:
Những suy nghĩ trên đã khiến cho nhiều người thấy xót xa và ân hận. Họ cho rằng mình thật độc ác khi sử dụng tổ yến như một thức ăn bổ dưỡng.
Tuy nhiên, đó chỉ là những suy nghĩ thiển cận, sự tưởng tượng thái quá. Họ hoàn toàn không biết rõ những tập tính của loài yến. Thực sự là quá trình khai thác yến không tàn nhẫn như nhiều người vẫn nghĩ.
Mùa khai thác yến sào là sau khi chim non đã lớn. Lúc này, chúng đã có thể tự bay đi kiếm thức ăn. Chim non đã có thể tự mình tồn tại. Do đó, bạn đừng lo lắng sẽ có chuyện vứt bỏ chim non hay trứng chim yến nhé.
Tới mùa sinh sản mới, chim yến sẽ xây dựng một tổ khác. Tổ mới sẽ được xây chồng lên trên tổ cũ. Do vậy, việc lấy tổ yến cũng không ảnh hưởng lắm đến đời sống của chúng. Cho nên, chim yến không sống được vì mất tổ là suy nghĩ sai lầm.
Huyết yến hình thành là do quá trình lên men tổ yến một cách tự nhiên. Do đó, việc chim yến khạc ra máu tạo huyết yến là hoàn toàn sai sự thật. Cũng không có chuyện chừa một phần tổ cho chim yến khạc máu xây lại.
Chim yến mẹ sẽ đẻ nhờ tổ hàng xóm nếu chẳng may bị mất tổ; chứ chúng sẽ không đâm vào vào vách đá mà chết. Ngoài ra, chim yến sống chung thủy nếu bạn đời của chúng vẫn còn. Nếu bạn đời chết đi, chúng sẽ kết đôi với một con khác. Cho nên sẽ không có chuyện chim đực đâm đầu chết theo.
Việc nhiều người đòi tẩy chay yến sào khiến những người làm nghề yến vô cùng bức xúc và lo lắng. Một số người thật sự am hiểu về công việc này cũng cùng chung tâm trạng.
Họ bức xúc vì phát hiện ra những thông tin chưa chính xác, thậm chí là vô lý trong bài viết và lo lắng vì câu chuyện được “bi kịch hóa” này nhiều khả năng sẽ tác động xấu đến tình hình kinh doanh và sự phát triển của nghề này.
Trước tình hình trên, nhiều người đã đồng loạt lên tiếng phản bác quan điểm của bài viết trên đồng thời đưa ra những bằng chứng, lập luận có đầy đủ các cơ sở an toàn nhằm bảo vệ uy tín cá nhân cũng như công việc nuôi yến lấy tổ.
Liên quan đến yến huyết, khoa học cũng đã chứng minh sắc đỏ đặc biệt của loại tổ yến này chính là kết quả của quá trình lên men hóa học giữa nước bọt của chim yến với các khoáng chất có trong địa hình mà chim xây tổ.
Còn chi tiết cho rằng một số người khai thác phá tổ chim thô bạo, giết chim con hay vứt trứng chim không phải là không có khả năng xảy ra trên thực tế.
Nhưng nếu có thì đây chỉ là những trường hợp cá lẻ do tay nghề không chuyên hoặc thiếu kinh nghiệm của người khai thác, không thể quy chụp cho tất cả những người làm nghề yến.
Bên cạnh chính sách quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, hầu hết người khai thác tổ yến trong tự nhiên đều có ý thức trong việc bảo tồn và phát triển đàn chim yến bởi chúng chính là “nồi cơm” của họ.
Còn những người nuôi yến tại nhà lại càng chăm chút, cẩn trọng hơn trong việc khai thác bởi họ phải đầu tư rất nhiều chi phí để xây dựng nhà yến và bỏ công sức, tiền bạc”dụ” yến vào nhà.
Vì vậy, chắc chắn không ai lại dại đến mức tự đi đạp đổ miếng cơm manh áo của mình như những gì trong thông tin sai lệch kia.
Một khi những người khai thác đã có ý thức bảo tồn thế hệ sau của chim yến như vừa kể trên thì kịch bản chim mẹ đau đớn vì mất con đến mức tự vẫn và chim bố cũng quyên sinh theo trong Chuyện của yến đương nhiên cũng sẽ trở nên phi thực tế.