548 lượt xem
Nuôi yến nếu thành công sẽ mang lại cho người nuôi số lợi nhuận rất lớn, tuy nhiên đi kèm với lợi nhuận đó chính là rủi ro. Dưới đây là những rủi ro khi nuôi chim yến mà những người nuôi thường gặp phải.
Những ai đã từng hành nghề nuôi yến thì không nói, còn những ai chưa nuôi yến bao giờ thì đừng vì thấy nuôi chim yến siêu lợi nhuận mà ồ ạt nuôi và lặp lại thất bại như một số địa phương ở Việt Nam “xây 100 căn, chỉ có 10 căn có yến, còn 90 căn bỏ trống”.
Việc nuôi yến không đơn giản như mấy ai đã lầm tưởng. Nó không chỉ yêu cầu về nơi cư trú mà còn đòi hỏi ta phải đầu tư về công nghệ và nuôi yến một cách khoa học.
Các doanh nghiệp cung cấp công nghệ nuôi chim yến đều khẳng định đây là một ngành siêu lợi nhuận, khi một căn nhà mỗi tháng có thể thu hoạch 10 kg sản phẩm, với giá bán khoảng 42 triệu đồng/kg. Như vậy, tính sơ sơ mỗi năm một căn nhà yến có thể thu lời hơn 3 tỷ đồng.
Không thể phủ nhận, đến nay đã có người giàu lên nhờ nuôi yến thành công. Tuy nhiên, thực tế không phải ai đầu tư cũng dễ ăn như vậy và cứ nuôi chim yến là thắng lớn, khi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, nhất là muốn thành công còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Được biết, hiện chi phí đầu tư công nghệ thấp nhất cũng lên đến 1,9 triệu đồng/m2 (công nghệ Việt Nam) và nếu áp dụng công nghệ của Malaysia chi phí là 7 triệu đồng/m2. Theo đó, chi phí đầu tư hoàn chỉnh một nhà nuôi yến cũng phải mất hàng tỷ đồng.
Theo lời của một nhà nuôi yến, một người có kinh nghiệm về nuôi yến, để thành công trong nghề này cần có rất nhiều yếu tố. Có người xây nhà xong, yến về rất nhiều, ngược lại có người xây nhà xong chẳng thấy yến đâu; rồi cũng có trường hợp, yến vào nhưng sau đó không chịu ở cũng xem như thất bại.
Hạ tầng được xem là một phần quan trọng của việc nuôi yến, kỹ thuật tạo mùi, kỹ thuật âm thanh dẫn dụ và chăm sóc chính là yếu tố thu hút nhiều chim yến về làm tổ. “Ngoài yếu tố kỹ thuật, theo tôi còn có yếu tố không kém phần quan trọng là sự may mắn. Người nào gặp may thì có yến đến, còn không thì dù xoay xở cách nào cũng không có yến về”.
Đây là một trong những rủi ro khi nuôi yến dễ gặp phải nhất vì người nuôi yến dựng nhà yến quá lớn nhưng việc thu hút, dẫn dụ chim tới làm tổ trong nhà lại quá ít.
Lý do là vì khu vực dựng nhà yến là khu vực có mật độ chim yến thấp hay khu vực có nhiều chim yến nhưng lại có quá nhiều nhà yến được dựng lên từ trước đó.
Việc dựng nhà yến lớn cần đến rất nhiều khoản chi phí để xây dựng cũng như duy trì hoạt động tuy nhiên vì chim yến ít nên mức thu hoạch tổ yến lại không đạt được mức tối đa.
Nhà yến là nơi chim yến sinh sống và sinh sản nên các yếu tố trong nhà yến cần phải đảm bảo một cách tốt nhất. Vì vậy cho nên nếu không thường xuyên theo dõi, chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong nhà yến cho phù hợp thì có thể làm cho chim yến bị chết hoặc là chim yến bị ăn trộm hay bị các loài như cú, chuột, thằn lằn…ăn thịt.
Nuôi yến đòi hỏi cần phải có sự hiểu biết nhất định cũng như cần thời gian ít nhất là 1 năm thì mới có thể thu hoạch. Tuy nhiên có nhiều người vì quá kỳ vọng vào mức lợi nhuận có thể thu được trong thời gian ngắn nên dù chim yến chưa vào mùa sinh sản hay vẫn đang trong giai đoạn thăm dò thì lại tự ý thay đổi bố trí không gian trong nhà yến, thay đổi vị trí để loa hay thay đổi các âm thanh dụ yến…
Nuôi yến không đơn giản chỉ là việc bạn dựng nhà yến để cho chim yến tìm tới làm tổ. Điều quan trọng nhất đó là phải có được sự hiểu biết, kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi yến để có thể đối mặt với khó khăn có thể gặp phải như chim yến tới làm tổ ít hay tỉ lệ thu hoạch tổ yến không đạt…
Rất nhiều người chỉ nghĩ đến việc dựng nhà yến mà không tìm hiểu kỹ về kỹ thuật nuôi yến nên gặp phải rủi ro trong trường hợp này là không tránh khỏi.
Với những rủi ro khi nuôi chim yến thường gặp phải trên đây hy vọng phần nào giúp những người muốn nuôi yến có thể tránh được để thu được giá trị lợi nhuận cao như kỳ vọng khi tham gia vào nghề nuôi yến.