629 lượt xem
Yến sào rất quý hiếm, là thực phẩm vàng có tác dụng chăm sóc sức mọi người trong gia đình. Nhưng không ít mẹ phân vân có nên cho con ăn tổ yến sào khi cơ thể bé hấp thu kém. Bài viết dưới đây, Sâm Yến Linh Chi xin chia sẻ với các bạn về lợi ích “kích thích hệ tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng” của yến sào nhé !
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị biếng ăn là do chế độ ăn uống chưa hợp lý, không đầu đủ dinh dưỡng. Cho con ăn dặm vào một khoảng thời gian không phù hợp (quá sớm hoặc quá muộn).
Dù bé có ăn khỏe nhưng thực đơn của trẻ cần cân bằng đầy đủ 4 nhóm: chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất mới giúp con phát triển toàn diện.
Thời gian để bắt đầu cho con ăn dặm yến sào lý tưởng nhất nên là 12 tháng tuổi để con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc biệt, đối với trẻ hấp thụ kém thì yến sào có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Yến sào rất giàu protein, trong tổ yến có chứa 18 acid amin nhưng hầu hết các dưỡng chất có trong tổ yến đều ở dưới dạng dễ hấp thụ đối với cơ thể, đối với các bé trên một tuổi.
Bổ sung dinh dưỡng giúp bé cao lớn và thông minh. Hơn 30 nguyên tố vi lượng có trong yến sào như: Sắt, Brom,… tham gia vào quá trình kích thích hoạt động của Enzym tiêu hóa, cải thiện và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra, trong yến sào chứa Lysine tăng cường sức đề kháng đường ruột, Phenylalanine và Threonine hấp thụ mạnh các chất dinh dưỡng trong thức ăn của bé, điều trị chứng rối loạn đường ruột, khó tiêu, chống viêm loét dạ dày.
Một miếng tổ yến chia nhỏ, chưng lê tươi cùng đường phèn vừa có công dụng bổ phế, trừ ho vừa giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn.
Các nghiên cứu cho thấy yến sào rất tốt cho trẻ em bởi yến sào giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.
Ngoài thành phần giàu acid amin, yến sào còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột.
Đây không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.
Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn.
Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 3gram/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.
Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh do môi trường thay đổi thì việc dùng yến sào sẽ giúp bé bổ xung thêm nhiều acid amin, canxi, protein và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp bé hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn qua màng ruột. Bé được dùng tổ yến thường xuyên chóng lớn, tăng cường kích thích sinh trưởng của các tế bào…
Yến sào là nguồn dinh dưỡng quý cho nhiều đối tượng và độ tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Việc dùng yến sào cho bé đúng thời điểm, liều lượng và đúng cách sẽ có nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe và sự phát triển của các bé.
Bé từ 7 tháng tuổi trở lại thì bạn không nên cho trẻ sử dụng yến. Vì trong giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ.
Việc lạm dụng yến sào cho bé có thể phản tác dụng khiến bé biếng ăn hơn, tăng tình trạng suy dinh dưỡng. Nguyên do yến xào có vị ngọt, dễ dùng, hợp khẩu vị có thể khiến bé chỉ ăn yến sào mà không chịu các loại thực phẩm khác. Vì vậy, bạn cần cho trẻ dùng yến với một liều lượng nhất định thôi nhé.
Bé khi mới sinh không cho dùng tổ yến, sau 1 năm tuổi nên cho bé dùng yến sào. Nên cho bé dùng đều đặn cách ngày khoảng 4gr/lần. Lần đầu bé dùng nên chưng tổ yến với đường phèn, trong quá trình chưng ta nên cho 1 lát gừng vào nhằm làm giảm mùi tanh của tổ yến.
Yến sào là một loại thực phẩm mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đồng thời yến cũng giúp các bé tăng sức đề kháng và ăn ngon miệng. Tuy nhiên, để bé dễ tiêu và hấp thụ dinh dưỡng tốt thì bạn cần lưu ý những điều sau khi chế biến yến cho trẻ:
Đối với người lớn thường thường ta cần dùng từ 15 đến 20 phút để chưng tổ yến. Tuy nhiên bộ máy tiêu hóa của trẻ em còn yếu, răng của các em cũng chưa phát triển hết nên ta cần tăng thêm khoảng 20 phút để sợi yến mềm hơn. Như vậy sẽ giúp các bé dễ ăn và hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng.
Nếu chỉ chế biến yến sào để bé ăn riêng, không dùng chung với các món khác thì nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng trước khi ăn sáng.
Khi cho bé dùng tổ yến nhằm bồi bổ sức khỏe thì nên cho bé dùng tổ yến chưng với đường phèn, hoạc nếu muốn dùng chung với các món ăn khác thì sau khi hấp chín ta đổ món ăn thêm vào dùng chung với yến sào đã chưng sẵn cũng nhằm kích thích vị giác cho bé mà không làm mất đi chất dinh dưỡng.
Bên cạnh việc chưng tổ yến với đường phèn, hoặc hầm tổ yến với bồ câu non thì ta còn có thể ăn yến sào kèm với cháo. Tuy nhiên lưu ý rằng không nên nấu cháo và tổ yến chung với nhau.
Mà thay vào đó, hãy chưng yến sào riêng, nấu cháo riêng. Rồi khi cháo chín thì tiến hành cho phần tổ yến đã chưng vào nồi cháo và quấy đều để cho bé ăn.
Đối với quý khách không có nhiều thời gian để nhặt, thì ta nên tiến hành nhặt sạch lông tổ yến một lượt. Phần không dùng tới, ta đem phơi khô yến trước quạt, sau đó đậy nắp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Bé ăn yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất, không nên cho bé dùng trước bữa ăn sẽ làm trẻ bị biếng ăn, dẫn tới cơ thể bé không thể tiếp thu thêm các dưỡng chất khác.
Bên cạnh bổ sung yến sào, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi…, thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày.