219 lượt xem
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, gồm hơn 18 loại axit amin cần thiết và 31 nguyên tố quý hiếm. Sản phẩm này hiện nay được sử dụng cho nhiều đối tượng như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh…Vậy, yến sào là gì ? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé !
Chim Yến (có hình dáng gần giống như chim én) sống ở các vách đá các đảo ven biển, ngón chân chúng có màng, nên bơi được trên mặt nước, ăn những con cá con, côn trùng, sinh vật nhỏ trên biển. Ở Việt Nam, loài chim yến này sinh sống tập trung từ Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Côn Đảo,…
Nó có trọng lượng từ 12 – 18gram, tuổi thọ từ 8 – 12 năm. Trên thế giới chim Yến được chia thành 98 loại, nhưng chỉ có 16 loại là làm tổ bằng nước bọt, số còn lại thì tổ như những loài chim khác bằng chất liệu cỏ cây, mùn, tạp…
Chim Yến là loài chim rất kì lạ. Tất cả các đặc tính của chúng đều vô cùng đặc biệt. Chúng chỉ uống nước sương vào buổi ban mai và ăn các côn trùng, muỗi, rày sâu…còn sống khi đang bay.
Từ lúc ra khỏi tổ chúng bay không ngừng nghỉ, trong suốt 12 đến 14 tiếng một ngày với quãng đường từ 300 – 400 km, chúng chỉ đậu vào đúng tổ của mình.
Khi trưởng thành con trống và con mái sẽ kết đôi, làm tổ và sinh sản, cùng ấp và nuôi con đến cuối đời. Sự thủy chung son sắt được thể hiện khi 1 con chết đi, con còn lại sẽ sống vậy suốt đời hoặc tự kết liễu để đi theo bạn đời.
Yến sàoThiên Nhiên (Yến Đảo)
Có 2 loại yến thường sống trong các hang động đó là: Loài Yến Hàng và Yến Tổ Đen. Tuy nhiên, chỉ có loại yến sào của loài yến hàng là được biết đến nhiều trên thị trường.
Vì do tính chất nguy hiểm của việc lấy yến sào trong hang động nên loại yến sào này thường có giá cao nhất so với các loại yến sào khác trên thị trường.
Yến dùng nước dãi của mình để làm tổ dính trên thành vách đá cheo leo ven biển. Đầu tháng 4 hàng năm là thời điểm người dân thu hoạch tổ đầu tiên, mỗi năm thu hoạch 2 vụ vào tháng 4 và tháng 8.
Do điều kiện tự nhiên nên hình dạng tổ rất dày và giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết.
Chân yến sào cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Yến sào loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Yến sào nuôi trong nhà (Yến Nuôi)
Nhiều người vẫn nghĩ rằng Yến Nhà là yến có thể nuôi được nhưng trong thực tế chúng ta chỉ có thể dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ chứ không thể cho chúng ăn như kiểu nuôi gà công nghiệp.
Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho Yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim Yến hoang đã và chỉ có thể bắt công trùng khi đang bay.
Tùy theo màu sắc yến sào, yến sào trong nhà thường là trắng ngà, chất lượng yến sào phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim đi tìm mồi hay không, thức ăn của chim yến là những con trùng bay như muỗi, rày,…v.v…,
Huyết yến (Yến đỏ)
Theo dân gian Việt Nam, người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ.
Điều này lý giải cho màu sắc đỏ hoặc hồng cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho rằng do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khi chim yến làm tổ trong hang động sâu, hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng và các khoáng chất nên chim Yến tạo ra Yến huyết.
Ngoài ra khi Bạch yến được làm trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá cũng tạo ra màu đỏ của yến sào. Tuy nhiên loại Yến huyết do vách đá này có độ nở khi ngâm nước tương đương với Bạch yến (tức 7 – 9 lần).
Loại yến này có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại yến sào này.
Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1 – 2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng yến sào trên thị trường thế giới.
Hồng yến (Yến cam)
Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
Bạch yến (Yến trắng)
Bạch Yến là loại yến sào thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3 – 4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao gồm cả ba loài yến kể trên) bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng yến sào trên thị trường..
Mao yến (Tổ yến xám/tổ yến đen)
Mao yến (có khá nhiều lông và màu tro xám đen) là tổ làm lần đầu tiên để đẻ trứng, hình cong bán nguyệt, dài 6 – 10 cm, rộng 3 – 5 cm, mặt trong bám đá sợi xơ sần sùi, mặt ngoài cong xếp hình sóng lượn, chất cứng giòn, dễ gãy vỡ, chỗ gẫy trong như chất sừng. Một tổ nặng khoảng 10 g. Loại này kém giá trị.
Như đã giới thiệu ở trên, yến sào là tổ của hai loài chim yến: Yến hàng và Yến đen. Trong đó Yến đen phân bố chủ yếu ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Còn yến hàng được tìm thấy chủ yếu ở Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Philippines. Hầu như tất cả các sản phẩm làm từ yến sào hoang dã đang bán trên thị trường được thu hoạch ở những khu vực này.
Trước đây, tổ chim yến chỉ được tìm thấy trên các vách đá ngoài đảo hay trong các trần của những hang động. Do đó, việc khai thác tổ yến (còn gọi là tổ yến đảo) rất khó khăn, nguy hiểm và khiến cho giá yến sào bị đẩy lên rất cao.
Ngày nay, một số cửa hàng, doanh nghiệp đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu tập tính của chim yến và tiến hành nuôi yến trong nhà để thu hoạch yến sào.
Tuy nhiên, việc nuôi yến cũng rất kì công, không phải đơn giản như nuôi gà công nghiệp. Bởi trên thực tế bản chất của chim yến là sống hoang dã và chúng chỉ có thể săn bắt, ăn côn trùng khi đang bay.
Vì vậy, nuôi yến trong nhà về cơ bản chỉ là xây dựng một căn nhà được cải tạo gần giống với điều kiện tự nhiên nơi loài chim yến này thường làm tổ.
Đồng thời, bằng các phương pháp dẫn dụ chúng vào sinh sống. Điều này sẽ làm giảm mức độ khó khăn cũng như nguy hiểm khi thu hoạch yến sào, từ đó làm giảm giá thành của các sản phẩm.
Và cũng bởi vì chim yến vẫn giữ được bản chất hoang dã của chúng nên yến sào thu hoạch được (còn gọi là tổ yến trong nhà) sẽ có chất lượng, mùi vị không khác nhiều so với tổ yến đảo.
Điều đặc biết, loài chim yến chỉ tập trung ở khu vực Đông Nam Á và một phần đảo Hải Nam của Trung Quốc, nơi có biển và khí hậu nhiệt đới.
Các nhà chuyên môn nhận định, sản lượng tổ yến hiện này tâp trung phần lớn ở các nước Đông Nam Á, trong đó Indonisa chiếm 60%, Malaysia 20%, Thái Lan 7%, 13 % còn lại phân bố ở các nước khác trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, yến sào Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá cao về chất lượng cũng như độ ngon của yến.
Yến sào có chứa các thành phần dinh dưỡng cao như : Nhiều axit amin có lợi cho cơ thể, arginin, trytophan, histidin, cystin, tyrosin. Ngoài ra, sản phẩm này còn có chứa glucid, tro (gồm phốt pho, sắt, mangan, kẽm). Ngoài ra còn có axit sialique có tác dụng kích thích sự tăng sinh tế bào.
Trong tổ yến sào vị ngọt, tính bình, tác động vào 2 kinh phế, tỳ vị. Do đó, chúng có tác dụng dưỡng nuôi phế âm, tiêu đờm, cầm ho và chữa các chứng bệnh lao lực, suy yếu, sốt do ho lao, hen suyễn, bổ huyết.
Sản phẩm còn được dùng để phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, người kém ăn, kém ngủ, làm vết thương chóng lành. Liều dùng thích hợp từ 5 – 10gram, trước khi dùng phải lọc qua vải thưa và làm sạch lông cũng như các tạp chất.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cho rằng: Việc sử dụng tổ yến tẩm bổ phải dựa trên thể trạng của từng người.
Một số người không biết cách chế biến yến nên đã làm mất đi phần dinh dưỡng nhất của loại thực phẩm bổ dưỡng này. Tổ yến nếu chế biến không đúng cách như chưng nấu quá lửa, đun lâu hay mau hoặc bỏ nhiều đường phèn đều làm hao phí chất dinh dưỡng.
Để đảm bảo duy trì được toàn bộ dinh dưỡng của yến thì sau khi mua về, yến thô (còn nguyên tổ) cần phải làm sạch lông bám và tạp chất, ngâm vào nước sạch 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm. Tổ yến thô sau khi được sơ chế được gọi là yến tươi.
Khi chế biến yến sào cần duy trì nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100oC, chưng cách thủy chứ không nấu trực tiếp. Tùy theo món ăn chế biến, chị em có thể chưng yến với đường phèn, hạt sen, táo đỏ hay mật ong…
Dù chưng với thành phần nào cũng phải bỏ đường phèn để yến có vị ngọt thanh và mất đi mùi tanh. Tuy nhiên, không nên cho nhiều đường phèn làm giảm tác dụng của yến sào. Yến chỉ nên dùng khi ấm nóng, để nguội mất ngon.
Bảo quản sai cách cũng gây mất chất yến, thậm chí gây đau bụng, bất lợi cho tiêu hóa. Yến thô nên cất giữ nơi khô ráo, tránh nơi quá kín có ẩm mốc hoặc có ánh sáng chiếu vào (năng lượng ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến).
Yến tươi cần để ráo nước, đựng trong hộp có nắp đậy và cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng một tuần. Để tiện lợi cho việc thưởng thức, chị em có thể chế biến lượng yến lớn mỗi lần và chia nhỏ, bỏ tủ lạnh ăn dần trong một tuần.
Nếu muốn để vài tháng hoặc một năm, tổ yến sau khi nhặt sạch lông cần sấy khô bằng quạt trong khoảng khoảng 14 tiếng. Khi sợi yến hoàn toàn khô ráo thì cất vào hộp kín hoặc túi hút chân không, đặt nơi tránh ánh sáng mặt trời. Tổ yến không ăn được nếu bề mặt chuyển màu đen, do vi khuẩn ăn mòn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng.
Bước 1: Tổ yến còn lông, bạn cần phải ngâm tổ yến trong nước ấm khoảng 30 – 45 phút, nếu là yến đảo bạn cần ngâm lâu hơn từ 1 – 2 giờ.
Bước 2: Khi tổ yến đã nở mềm đều, bạn dùng nhíp gắp sạch lông yến.
Bước 3: Đặt rây vào tô nước, cho yến lên rây, dùng muỗng khuấy nhẹ đồng thời nhấc rây lên xuống lông tơ của yến sẽ theo nước ra ngoài đến khi tổ yến trắng sạch là được. Sau đó để yến cho ráo nước trước khi nấu.
Lưu ý: Với yến sào tinh chế chỉ cần ngâm trong nước 10-20 phút, để cho yến nở và mềm rửa sạch để ráo nước sau đó đem chế biến.
Bảo quản tổ yến không đúng cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của tổ yến và gây hiểu lầm về công dụng của yến sào. Các loại yến sào tinh chế, sau khi đã trải qua một quy trình khép kín, đảm bảo an toàn chất lượng của tổ yến từ công đoạn khai thác, xử lý để cung cấp sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Dưới đây là cách bảo quản tổ yến đúng nhất:
– Đậy nắp kín, cất giữ nơi khô ráo. Tránh cất giữ ở chỗ quá kín đôi khi tạo sự ẩm mốc cho tổ yến.
– Tránh nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp (hoặc qua cửa kính), năng lượng của ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ những cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến.
– Tổ yến sau khi ngâm rã, bạn không sử dụng hết một lần. Phần còn lại, bạn để cho ráo nước (chỉ cần ráo nước, không phải khô), đựng trong hộp hoặc chén có nắp đậy kín, cất giữ trong tủ lạnh trong 1 tuần.
– Nếu bạn dự định sử dụng lâu hơn 1 tuần, bạn để ráo nước và gói vào giấy foil (không nên sử dụng nilon) và để vào ngăn đông. Thời gian có thể sử dụng trong vài tháng.
Trên đây là những điều cần biết về tổ yến sào. Hi vọng các bạn đã tham khảo và hiểu rõ hơn về loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này nhé!