256 lượt xem
Trẻ em là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Hiên nay, có rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng cho bé, trong đó yến sào được nhiều bà mẹ lựa chọn vì nó bồi bổ cả thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ. Chính vì vậy, trong giới hạn của bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích từng tác dụng cụ thể của yến sào với trẻ em.
Yến sào hay tổ chim yến là tên một loại thực phẩm, dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Hiện nay, do con người có thể dẫn dụ chim Yến vào nhà nuôi để Yến có thể làm tổ nên yến sào dần phổ biến hơn và trở thành món ăn thông dụng của nhiều người.
Các nhà khoa học đã nhiên cứu và chỉ ra Yến Sào có 31 nguyên tố đa vi lượng, rất giàu Ca, Fe, các nguyên tố có ích cho việc ổn định thần kinh, trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn có hàm lượng cao…
Theo số liệu của trung tâm công nghệ sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công Nghệ Sinh học thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc Gia, trong thành phần Yến Sào còn có 18 Acid amin, một số có hàm lượng rất cao như aspartic Acid, Serine, Tyrosine, Leucine… là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hoặc chất độc hại.
Yến Sào không chỉ tốt cho người lớn tuổi, sản phụ, trẻ em… Các nghiên cứu gần đây cho thấy, yến sào có giá trị dinh dưỡng rất cao vì có chứa nhiều acid amin mà cơ thể không tổng hợp được.
2.1. Phát triển thể chất
Để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện về chiều cao, các bậc phụ huynh luôn đầu tư vào nguồn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ. Tuy nhiên, trong thực đơn hằng ngày lượng canxi cần thiết để bồi bổ cho xương chắc khỏe có thể không đủ vì trong những năm đầu đời canxi chiếm môt lượng lớn để phát triển khung xương vững chắc. Nếu tình trạng thiếu hụt canxi kéo dài sẽ làm cho trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc, mệt mỏi, biếng ăn, còi xương, chậm lớn, trí não kém phát triển.
Cho nên việc bổ sung canxi điều đặn bằng đường ăn hoặc uống là rất quan trọng. Các thành phần dưỡng chất có trong Yến sào giúp trẻ phát triển trí não một cách tối ưu, với hàm lượng canxi và magie cao sẽ hỗ trợ cho sự phát triển xương của trẻ. Một lợi ích nữa mà yến sào mang lại là cung cấp hàm lương canxi tự nhiên nên cơ thể trẻ hấp thu dễ dàng. Mặt khác có thể đào thải ra ngoài nếu bị dư thừa nên không gây hại gì cho sức khỏe của trẻ.
2.2. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em
Yến sào kích thích sản xuất hồng cầu, bạch cầu giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ em nhờ chứa nhiều sắt và canxi. Hầu hết các axit amin cần thiết cho cơ thể đều có trong yến sào giúp cơ thể của trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh. Axit amin isoluecine có trong yến sào (2.04%) giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và giảm thời gian đông máu. Lysine (1.75%) giúp duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi trong hoạt động vui chơi của trẻ. Ngoài ra, lysine còn có tác dụng tổng hợp các hormone, enzym, và giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin.
2.3. Bổ sung hệ tiêu hóa cho trẻ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Yến sào rất tốt cho sự phát triển của trẻ em. Yến sào giúp bổ sung protein, acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, Yến sào còn chứa nhiều Canxi và Sắt là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Ngoài ra, một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr mặc dù hàm lượng thấp nhưng có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa hấp thu qua màng ruột.
2.4. Phát triển trí não trẻ em
Đối với sự phát triển trí não của trẻ, Yến sào kích thích và thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, giúp não bộ của trẻ phát triển một cách toàn diện nhất, kích thích sự tăng trưởng của cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, các vi chất như Mn, Cu, Zn, Br giúp ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ. Đối với lứa tuổi học sinh, đặc biệt trong kỳ thi cử, sử dụng Yến sào đều đặn và hợp lý sẽ giúp trẻ tăng cường và phát triển hệ thống trí não, ổn định tinh thần và giúp trẻ nhớ lâu hơn.
3.1. Đối với yến sào thô và yến sào tinh chế
Yến sào nguyên tổ là loại yến sào thô chưa được làm sạch lông và yến sào tinh là yến sào sau khi đã làm sạch lông và sấy khô, hay còn gọi là yến sào nguyên chất. Các loại yến sào này đã được sấy khô hoàn toàn và có độ giòn tan như bánh đa, thì yến sào sẽ để được lên đến cả 2 năm và không bao giờ bị mốc hoặc đổi màu biến chất các bạn nhé. Thế nên sau khi mở hộp sử dụng bạn cần đóng nắp kín lại và cần bảo quản nơi khô ráo, tránh để ở nơi ẩm thấp, hở gió vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển..
Các bạn ở miền Bắc cực kì chú ý vào mùa nồm nhé, hoặc ở những khu vực hay mưa thì độ ẩm cao. Khi lấy yến sào ra các bạn nhớ đóng nắp kín lại ngay và cho vào tủ lạnh đừng để yến sào ở bên ngoài vì rất dễ bị nhiễm ẩm, khi đó sợi Yến sẽ không còn ở điều kiện bảo quản lý tưởng nữa.
3.2. Đối với yến sào đã chế biến thành món ăn
Với việc chưng kết hợp yến sào với những loại thực phẩm khác như hạt sen, bạch quả… thì bạn cần tìm hiểu thời gian lưu trữ của từng thực phẩm đó. Tránh trường hợp, chất lượng yến sào bị ảnh do sự biến đổi chất từ những thực phẩm được chưng kèm. Bạn nên sử dụng yến sào đã chế biến trong vòng từ 2 – 3 ngày.
– Mẹo bảo quản yến sào trong ngăn đá tủ lạnh – rã đông yến sào đông lạnh: Yến sào đã ngâm nở cần để ráo nước bằng quạt trong 2 tiếng, để vào hộp có nắp đậy kín có thể lưu giữ được 3 tháng. Cách bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thường áp dụng với lượng yến lớn, cần lưu giữ trong thời gian dài để sử dụng dần. Với lượng yến lưu giữ nhiều, nhưng nhu cầu sử dụng cho mỗi lần dùng ít, bạn nên chia nhỏ lượng yến cần bảo quản ra nhiều phần. Khi để vào ngăn đá tủ lạnh bạn cần để yến vào hộp kín, tránh tiếp xúc với các thực phẩm khác.
– Cách rã đông yến sào: Giống như nhiều loại thực phẩm khác, cách tốt nhất để rã đông yến sào là để xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm, cách thứ hai là đặt yến sào đã được bọc bằng túi kín trong một bát nước lạnh và thay nước thường xuyên để rút ngắn thời gian rã đông. Khi rã đông yến sào để sử dụng thì không được dùng nước ấm. Không chỉ riêng yến sào, mà các thực phẩm khác, khi bạn dùng nước ấm để rã đông trong một khoảng thời gian dài sẽ làm thất thoát dưỡng chất của thực phẩm.
4.1. Nguyên tắc khi chưng yến sào
Một trong những cách chế biến yến sào tốt nhất và hay được sử dụng nhất là chưng cách thủy. Kiểu chế biến này sẽ giúp giữ nguyên được hoàn toàn chất dinh dưỡng ở trong yến sào. Ngoài ra, bất kỳ loại yến sào nào cũng chỉ nên để chưng lửa nhỏ.
Trong khi chưng yến sào phải để nước ngập tổ, bạn có thể thêm nước vào nồi chưng hoặc kéo dài thời gian chưng nếu muốn yến sào mềm hơn. Một điều cần lưu ý khác là cho dù bạn chế biến yến sào thành món ăn nào thì cũng nên chưng cách thủy yến sào riêng và sau đó mới trộn vào để chế biến món ăn.
4.2 Một số món ăn chế biến từ yến sào đơn giản mà ngon nhất
– Yến sào chưng đường phèn: Món ăn này được đa số mọi người biết đến do độ phổ biến của nó. Tuy nhiên, để làm món yến sào chưng đường phèn tốt nhất, mình xin hướng dẫn lại cách chế biến. Yến sào sau khi được sơ chế làm sạch, rã thành sợi, bạn để vào nồi hấp khoảng 20 phút, sau đó cho đường phèn tùy theo khẩu vị của người dùng nhé. Chỉ vài bước chế biến đơn giản, bạn đã có ngay một món ăn có công dụng bổ phổi, đẹp da, giúp phục hồi sức khỏe rồi đấy
– Cháo yến nếp than: Yến sào và nếp than đều là những thực phẩm bổ dưỡng. Nếp than có công dụng chống ung thư, cung cấp sắt cho cơ thể, khi kết hợp với yến sào, món ăn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo nên một tổ hợp tuyệt vời mà món cháo nếp than mang lại. Cũng như cách chế biến yến sào đường phèn, sau khi chưng yến sào cho chín khoảng 19 phút, bạn trộn chung với cháo được nấu từ nếp than, có thể nêm nếm lại gia vị của món cháo cho vừa miệng là có thể dùng được.
– Súp yến thả gà: Đầu tiên bạn cần ninh gà cho mềm để lấy được hết vị ngọt mà gà mang lại. Sau đó chưng yến sào như cách chưng yến đường phèn nhưng không sử dụng đường phèn nhé. Sau đó, bạn đem nước được ninh từ gà để vào chén yến vừa chưng chín xong là sẽ dùng ngay được. Một lưu ý nhỏ là bạn nhớ hâm nóng cả yến và nước dùng luôn nhé, đừng để nguội một trong hai bởi vì rất dễ có mùi tanh. Nếu chẳng may gặp tình trạng này, bạn nên thêm một lát gừng cho vào để “trị” mùi tanh của món ăn này nhé.