78 lượt xem
Tổ yến có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ…
Tổ yến được tạo nên từ dịch tiết ra từ miệng chim Yến hay còn gọi là nước bọt của con chim Yến chứ không phải xây bằng cây cỏ, rêu, lá, lông chim như những loài chim khác thường làm tổ.
Khi nước bọt của chim Yến khô cứng lại, chúng sẽ hình thành tổ rất vững chắc. Như vậy, thành phần chính tạo nên tổ yến đó là nước bọt của chim Yến
Các nghiên cứu khoa học gần đây về công dụng của tổ yến mà chúng tôi tìm hiểu được, đối với các đối tượng cần bồi bổ như: Người bệnh, phụ nữ trước và sau khi sinh, trẻ em thể trạng yếu, người già…
Tổ yến làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây nên. Các cơ chế cơ bản là Tổ yến đã tham gia vào sự gia tăng và kích hoạt các tế bào B-cell và sự tiết ra các kháng thể của tế bào.
Tổ yến có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp chống lại hiện tượng “đề kháng Insulin”.
Được các nhà khoa học khá quan tâm với nhiều nghiên cứu chỉ ra 5 tác dụng rõ rệt của tổ yến đến bà bầu: Tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn, tăng cường khả năng kết nối neuron và phát triển trí não thai nhi, dưỡng da, chống rạn da với collagen tự nhiên, giảm stress, điều trị viêm khớp
Các nhà nghiên cứu cho biết Tổ yến giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, bồi bổ trí não, tăng cường thể trạng.
Cách sử dụng tổ yến hiệu quả nhất là bằng phương pháp chế biến đơn giản nhất, đó là: “yến chưng đường phèn”.
Dùng tổ yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên dùng hằng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến vừa đủ (3 – 5gram/ngày), thay vì thỉnh thoảng mới dùng một lượng tổ yến lớn.
Cách nấu tổ yến tốt nhất là chưng cách thủy, vì cách này sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì cũng nên chưng cách thủy tổ yến rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.
Tổ yến thô là tổ yến nguyên chất 100% và chỉ mới được làm sạch bụi bẩn. Khi chưa được khai thác (còn ở trong môi trường tự nhiên), hạn sử dụng của yến thô là vô hạn.
Ở môi trường này, dù thời tiết, khí hậu như thế nào thì tổ yến vẫn không bị hư hỏng, thậm chí sợi yến còn ngon và dai hơn. Tuy nhiên, sau được khai thác, tổ yến thô chỉ nên dùng trong vòng tối đa 2 – 3 năm. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần chú ý bảo quản tổ yến thô đúng cách:
Tổ yến sơ chế (còn gọi là yến tươi) là yến đã được nhặt lông nhưng chưa qua quá trình sấy khô, có thời hạn sử dụng chỉ khoảng 1 tuần.
Cách bảo quản tổ yến sơ chế đúng cách là để ráo nước rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn để ngăn đông, hạn sử dụng của yến tươi có thể kéo dài từ 1 – 3 tháng.
Tổ yến tinh chế là loại tổ yến đã qua sơ chế và sấy khô hoàn toàn. Hạn sử dụng của tổ yến tinh chế là khoảng 2 – 3 năm. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng trong vòng 1 năm để tổ yến phát huy tối đa công dụng
Ngoài ra, khi mua tổ yến tinh chế, nên lưu ý mua loại đã sấy khô hoàn toàn để tránh ẩm mốc, hư hại. Trong quá trình sử dụng, nếu tổ yến chuyển màu nâu, đen thì không nên dùng vì nó đã bị oxi hóa.
Tổ yến chưng sẵn là tổ yến đã qua chế biến và có thể sử dụng ngay. Tổ yến chưng sẵn phải dùng ngay hoặc giữ ở nhiệt độ phòng không quá 24 tiếng.
Nếu muốn giữ tổ yến chưng sẵn khoảng 1 tuần, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Để lâu hơn tổ yến sẽ bị mất đi các dưỡng chất.
Mỗi loại tổ yến có thời hạn sử dụng dài ngắn khác nhau. Người tiêu dùng cần nắm vững những kiến thức cần thiết về thời hạn dùng tổ yến để có cách bảo quản hợp lý, tránh mất đi giá trị dinh dưỡng cao của sản phẩm.
Có thể nói các loại tổ yến rất tốt và phù hợp cho các đối tượng cần được bồi bổ, đã được nghiên cứu và kết luận bởi các chuyên gia dinh dưỡng và đặc biệt là các nhà khoa học trên thế giới cho nên bạn đừng ngần ngại trong việc sử dụng tổ yến để bồi dưỡng sức khỏe cho chính bạn và những người thân yêu trong gia đình bạn nhé !