842 lượt xem
Ngày nay, tổ yến sào là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ nguyên liệu quý hiếm này. Hãy cùng Sâm Yến Linh Chi học công thức chưng tổ yến đúng cách và khoa học nhất nhé !
Tác dụng của các nguyên liệu thường dùng khi chưng yến và giúp yến sau khi chưng ngon hơn.
Lá dứa hay còn gọi là lá nếp có tác dụng làm tăng hương vị và màu sắc đẹp cho các món ăn có hương thơm đặc trưng, hấp dẫn với thực khách ngay lần đầu thưởng thức. Ngoài ra lá dứa có tác dụng điều trị được nhiều loại bệnh.
Gừng có danh pháp hai phần: Zingiber officinale là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay.
Gừng là chất xúc tác thường dùng khi chưng yến. Thêm gừng vào sẽ khiến tổ yến chưng trở nên thơm ngon hơn, tốt cho sự tiêu hóa và lưu thông máu của cơ thể. Gừng có tính ấm giúp trung hòa tính hàn của tổ yến. Nó cũng là một phương thuốc giúp trị cảm lạnh rất tốt.
Hạt chia là một trong những loại ngũ cốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và hàng loạt những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, duy trì hệ tiêu hóa khỏe.
Đường phèn hay còn có tên gọi khác là băng đường. Đây là sản phẩm được tạo ra từ quá trình kết tinh đường từ cây mía.
Đường phèn có hương vị dịu ngọt, thơm mát nên thường được sử dụng như một loại gia vị để chế biến các món ăn, làm bánh, nấu chè, các loại thức uống… trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Ngoài ra, đường phèn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh và rất tốt đối với sức khỏe con người.
Từ xa xưa, dân gian ta đã có câu “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Đường phèn chưng với yến sẽ giúp yến có mùi vị thanh mát hơn.
Theo tài liệu cổ thì hạt sen (liên nhục) vị ngọt, sáp (làm cho chặt lại, kín lại), tính bình (không nóng, không lạnh), có tác dụng chữa di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.
Hạt sen rất giàu hàm lượng protein, magie, kali và phốt pho, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp.tinh bột.mạnh, giải độc cơ thể,…
Táo tàu mọc nhiều ở vùng núi, có nguồn gốc Châu Á, đặc biệt nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam, chứa lượng vitamin C đặc biệt cao, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nội tạng, trẻ hóa.
Quả dại bình dân được Đông y xem là “hảo hạng”: Tốt cho dạ dày, gan, thận, trẻ hóa cơ thểcơ thể.bệnh tim mạch.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, Chưng cách thủy hoặc nồi chưng Yến chuyên dụng.
Bước 2: Theo Tỷ lệ 10g Yến Thô đã qua sơ chế (rút lông) => 700ml nước ngâm trong 2 giờ, sau đó để chưng cùng. Đối với Yến tươi thời gian ngâm ít hơn. Nếu muốn dùng Yến ít đậm đặc, ta có thể cho thêm nước nếu cần.
Bước 3: Sau đó Chưng Yến cách thuỷ hoặc trong nồi chưng Yến chuyên dụng.
Bước 5: Sau khi đạt đủ nhiệt độ (hoặc thời gian), chúng ta rút điện hoặc tắt bếp. Nếu muốn dùng nóng, ta có thể đợi cho Yến nguội bớt và dùng ngay sau khi chưng.
Nếu muốn bảo quản. Sau khi chưng, lập tức cho Yến vào tủ đông để giảm nhiệt độ đột ngột. Duy trì trong tủ đông 2- 3 tiếng, sau đó ta dời lên tủ mát để bảo quản. Bằng cách này, ta có thể bảo quản hoàn toàn vi chất có trong Tổ Yến.
Không chưng Yến chúng với bất kì thành phần nào khác. Ví dụ: Hạt sen, Táo đỏ, Kỉ tử… tất cả đều phải chưng riêng độc lập với Tổ Yến.
Đối với Yến đã tinh chế, thời gian ngâm chỉ cần 15 phút là đủ. Do đã qua quá trình vệ sinh nước nhiều lần.
Chúng ta sẽ để ý khi bề mặt bắt đầu nổi những bong bóng li ti. Đó là lúc nhiệt độ không quá 85oC.