229 lượt xem
Sâm tươi Hàn Quốc có chứa nhiều hàm lượng saponin – thành phần quyết định dược lý của nhân sâm, mang lại rất nhiều công dụng nổi bật như ức chế được các tế bào ung thư, chống lão hóa. So với nhiều loại khác, nhân sâm của xứ sở kim chi có chứa khoảng 34 chủng loại saponin khác nhau, trong số đó có hợp chất Protopanaxadiol và Protopanaxatriol – chúng đều có công dụng kích thích và ức chế hệ thống thần kinh trung ương rất tốt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sâm từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Siberia, Hàn Quốc, và sắp tới còn có sâm Việt Nam. Từ ngàn năm qua, nhân sâm tươi được xem là thuốc “trường sinh bất lão”. Theo y học cổ truyền, sâm giúp bổ ngũ tạng, chủ yếu là phế, tỳ, đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí.
Các công trình nghiên cứu ở Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các trường phái Tây y đã chứng minh nhân sâm tươi Hàn Quốc là chủ dược điều trị bệnh nhân ung thư và những người mệt mỏi, lo lắng, cảm cúm, kém ăn, giúp hạ đường và cholesterol trong máu, cải thiện tuần hoàn, hô hấp, làm tăng chuyển hóa cơ bản.
Nhân sâm tươi Hàn Quốc có chứa ginsenoside có khả năng kích thích hoặc làm dịu hệ thần kinh, cân bằng các quá trình trao đổi chất, giảm lượng đường trong máu, cải thiện trương lực cơ và kích thích hệ nội tiết.
Nó tăng cường nội tiết tố vỏ thượng thận của não (ACTH). Nghiên cứu cho thấy nhân sâm tươi Hàn Quốc có hiệu quả trong việc duy trì và khôi phục khả năng của tế bào và do đó có thể được coi là có thể làm chậm quá trình lão hóa.
Nhân sâm tươi Hàn Quốc là một “adaptogen” hỗ trợ chức năng của cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp giảm căng thẳng và stress.
Nhân sâm tươi của xứ sở kim chi có chứa khoảng 34 chủng loại saponin khác nhau, trong số đó có hợp chất Protopanaxadiol và Protopanaxatriol – chúng đều có công dụng kích thích và ức chế hệ thống thần kinh trung ương rất tốt.
Bên cạnh đó, trong sâm Hàn Quốc còn có 3,2% Polysaccharide, thành phần dược lý có khả năng chống ung thư tuyệt hảo, chứa 17 axit béo là những chất thiết yếu cho cơ thể con người.
Nhân sâm tươi hay còn được gọi là nhân sâm truyền thống, tức là nó luôn được giữ nguyên dáng vẻ ban đầu khi mới đào về để trọn vẹn các dưỡng chất.
Ưu điểm: Hay được dùng để làm quà tặng, ngâm với rượu hoặc mật ong để dùng dần vì có hình dáng đẹp mắt, tươi tắn và vô cùng sang trọng.
Nhược điểm: Có thời gian bảo quản tương đối ngắn lại không được đa dạng, phong phú trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, rất dễ mua phải hàng giả, nhái hay kém chất lượng mà trên thị trường đang bán tràn lan.
khi dùng lâu dài, không đúng liều lượng và không đúng chỉ định có thể khiến huyết áp tăng đột ngột, người run rẩy, đau đầu, mất ngủ, xuất huyết.
Với những người có bệnh tim mạch hoặc đang dùng Digoxin, nhân sâm có thể làm sai lệch các kết quả xét nghiệm máu. Các hoạt chất saponosid trong nhân sâm có tính gây phá huyết, làm vỡ hồng cầu, gây chảy máu.
Vì vậy không nên dùng chung với các thuốc như: Aspirin, Warfarin, Coumarine, các thuốc làm hạ đường huyết như insulin, các thuốc giảm đau hạ sốt như ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve).
Không nên sử dụng cho thai phụ, người bị cao huyết áp, người bị lạnh bụng, tiêu chảy hoặc những người đang uống thuốc điều trị bệnh tâm thần. Những nghiên cứu gần đây trên phụ nữ cho thấy nhân sâm gây hiệu ứng tương tự estrogen do kích thích các hormone và các hóa chất khác có liên quan. Vài kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhân sâm làm tăng sinh các tế bào ung thư vú nên khi dùng phải hết sức thận trọng.
Nhiều người phối hợp nhân sâm và vi cá để ăn cho thật bổ dưỡng và mau khỏe, nhưng cũng cần chú ý đến thể trạng, tuổi tác, cơ địa của từng người và dùng liều lượng sao cho thích hợp.
Điều quan trọng cần ghi nhớ: “thuốc là con dao hai lưỡi”, có tác dụng tốt vừa có hại, nên chúng ta phải tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chứ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hay thức ăn bổ dưỡng.
Nhân sâm tươi có nhiều cách dùng khác nhau như: Ngâm rượu, ngâm mật ong, hoặc hầm canh. Nhưng muốn chế biến được như vậy thì bước đầu tiên là cần phải rửa sâm thật sạch. Nhiều người cho rằng nhân sâm tươi rất khó rửa vì nhiều đất cát bám, lại nhiều rễ, rửa không cẩn thận sẽ bị gãy.
Những củ nhân sâm tươi sau khi được thu hoạch từ các nông trang tại Hàn Quốc sẽ được cho vào khay lót rêu ẩm rồi được bảo quản trong các túi hút chân không và được vận chuyển đến những nơi tiêu thụ. Cách rửa nhân sâm tươi cũng đòi hỏi bạn phải thực hiện nhẹ nhàng.
Nhân sâm tươi Hàn Quốc là một loại củ có giá thành tương đối cao và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, do đó cách rửa nhân sâm tươi cũng như cách bảo quản và chế biến của nó cũng công phu hơn các loại thực phẩm thông thường.
Bước đầu tiên trước khi rửa thì bạn cần lưu ý đến phần đầu củ sâm. Đầu sâm thường có một vài mắc lồi của nhánh sâm mọc lên trên mặt đất.
Bạn dùng dao gọt bỏ chúng. Tránh gọt xuống dưới thân sâm sẽ khiến cho củ sâm bị cụt đầu gây mất thẩm mỹ. Nếu phần đầu sâm có nhiều chất dính thì bạn có thể dùng dao cạy bớt.
Tiếp theo cách ngâm sâm ở trên là cách rửa nhân sâm tươi. Bạn dùng bàn chải đã chuẩn bị để đánh nhẹ các núm đầu và xung quanh núm đầu sâm.
Qua bài viết về ưu nhược điểm của nhân sâm tươi, cũng như cách sử dụng, bảo quản nhân sâm tươi Hàn Quốc hiệu quả, mong rằng bạn đã biết thêm điều bổ ích trong việc sử dụng nhân sâm.
Đừng quên theo dõi thêm những bài viết của Sâm Yến Linh Chi để tìm hiểu nhiều cách chế biến nhân sâm Hàn Quốc khác nhau, giúp bản thân và gia đình bồi bổ sức khỏe bằng nhiều món ngon nhé.